Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1-2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Ðây là tín hiệu vui mừng, khởi động cho chặng đường phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cả năm của lĩnh vực này đạt hơn 42 tỷ USD.
Tăng tốc ngay từ đầu năm
Thống kê cho thấy, trong tháng 1-2021, nhiều mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ, cụ thể: xuất khẩu thủy sản ước đạt 600 triệu USD, tăng 19,6%; cao-su đạt 321 triệu USD, tăng 142,2% (lượng tăng 119,7%); hạt điều đạt 268 triệu USD, tăng 51,7% (lượng tăng 78,2%)… Cũng ngay từ tháng đầu năm, nhiều lô hàng nông, thủy sản đã xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) Phạm Thái Bình cho biết: “Ngày 13-1, Công ty đã xuất hai lô hàng gạo đầu tiên với số lượng 1.600 tấn sang Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po với hai loại gạo thơm Jasmine 85 giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn… Ðây là mức giá khá cao, mở ra nhiều hy vọng cho giá bán gạo Việt Nam trong cả năm 2021”. Trước đó, Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang xuất 160 tấn tôm đông lạnh sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) cũng đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm tám công-ten-nơ hàng thủy sản với tổng trị giá 700.000 USD sang Ca-na-đa, Mỹ, Ô-xtrây-li-a…
Ðối với thị trường Trung Quốc, những ngày đầu tháng 1-2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục cho 18 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu của 12 doanh nghiệp với 516 tấn hàng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 268.000 USD qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, trong đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu một thành viên Nam Phong đã xuất gần 140 tấn thanh long trị giá gần 1,9 tỷ đồng sang thị trường Vân Nam- Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng ở hầu hết các ngành hàng. Bởi lẽ, Việt Nam đang có cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do đã ký như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Trong đó, ngoài EVFTA đã có hiệu lực từ 1-8-2020 và được các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác lợi thế thuế quan thì UKVFTA cũng đang mang đến những cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản.
Ðối với ngành lúa gạo, tháng 1 vừa qua, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đã xuất lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng sang thị trường Anh theo UKVFTA. Lô hàng này được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập và bày bán trong chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg (465.000 đồng/10kg). Không chỉ gạo, Anh còn là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, khoảng 4,4 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thị phần của thủy sản Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Anh hiện chỉ chiếm khoảng 6,7%, nên với UKVFTA, cánh cửa xuất khẩu thủy sản đang rộng mở với các doanh nghiệp Việt Nam. Về đồ gỗ, hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ sáu vào Anh. Theo UKVFTA, trong vòng 5 năm, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ sẽ có thuế suất về 0% (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất từ 2% đến 10%), chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội hưởng lợi cho ngành hàng này.
Nỗ lực tận dụng lợi thế
Năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta vẫn về đích với con số kỷ lục 41,25 tỷ USD. Thành tích này đã tạo ra động lực cho các ngành hàng nông nghiệp nỗ lực bứt phá trong năm 2021. Tuy nhiên, cùng với cơ hội sẵn có thì năm 2021 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và thế giới. Theo đó, hàng hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm vừa phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Ðình Hòe phân tích: Ðối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ có thị trường Mỹ và Trung Quốc duy trì được tăng trưởng dương, mức tăng lần lượt là 13% và 5%. Riêng thị trường EU, dù sụt giảm nhưng lại ghi nhận sự bứt phá đáng kể sau khi EVFTA có hiệu lực.
Năm 2021, ngành thủy sản vẫn hưởng nhiều lợi thế từ các FTA, nhưng để có thể chinh phục được đa dạng thị trường thì cần tạo ra sự khác biệt rõ nét cho sản phẩm về cả chất lượng và hình thức. Cụ thể như sản phẩm chủ lực tôm xuất khẩu, khi khó giảm giá thành thì buộc phải tạo ra sự khác biệt về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm tương đồng đến từ các quốc gia khác như Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi-a… Hay như cá tra, cần đa dạng các sản phẩm chế biến sâu, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng từng quốc gia, khu vực.
Các mặt hàng rau, quả cũng đối mặt nhiều thách thức do những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã ở hầu hết các thị trường. Ngay cả Trung Quốc – một trong những thị trường truyền thống, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu rau quả, trái cây của Việt Nam cũng đang liên tục tăng cường các biện pháp thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác…, tạo ra những rào cản không nhỏ đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Chính vì vậy, mới đây, Bộ Công thương đã khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần tăng cường giám sát chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm kiểm dịch, tránh hiện tượng tồn ứ lượng lớn hàng nông sản do không đủ điều kiện thông quan. Bên cạnh đó, với khối thị trường ASEAN, dù có lợi thế từ Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thì thách thức lớn lại chính là buộc phải tăng tối đa khả năng cạnh tranh cho sản phẩm vì hầu hết các quốc gia đều có chung những mặt hàng nông sản tương đối tương đồng. Riêng thị trường Mỹ, hiện cũng có nhiều lo ngại về việc Mỹ tiếp tục gia tăng hàng rào kỹ thuật đối với nhóm hàng lớn như thủy sản, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ…, cho nên các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng cần chủ động có giải pháp ứng phó linh hoạt.
Tất cả những thách thức trên đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, mẫu mã. Theo đó, cần sự ý thức, chung tay của từng hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu… để hoàn thiện chuỗi nông sản khép kín trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm chế biến; chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật; thực hiện tốt các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền vững…
Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Mặt khác, dịch Covid-19 chắc chắn sẽ còn tác động lớn đến giao thương nông sản trên toàn cầu, cho nên các ngành chức năng cần theo dõi chặt diễn biến của dịch để sớm đưa ra giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể, bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được thông suốt và hiệu quả.
Hàng năm các nước Trung và Nam Mỹ đã xuất khẩu ra thị trường một lượng lớn nhưng thực vật đúng.
Chúc thi tốt! @# Bạchduongw 18032008
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1-2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Ðây là tín hiệu vui mừng, khởi động cho chặng đường phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cả năm của lĩnh vực này đạt hơn 42 tỷ USD.
Tăng tốc ngay từ đầu năm
Thống kê cho thấy, trong tháng 1-2021, nhiều mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ, cụ thể: xuất khẩu thủy sản ước đạt 600 triệu USD, tăng 19,6%; cao-su đạt 321 triệu USD, tăng 142,2% (lượng tăng 119,7%); hạt điều đạt 268 triệu USD, tăng 51,7% (lượng tăng 78,2%)… Cũng ngay từ tháng đầu năm, nhiều lô hàng nông, thủy sản đã xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) Phạm Thái Bình cho biết: “Ngày 13-1, Công ty đã xuất hai lô hàng gạo đầu tiên với số lượng 1.600 tấn sang Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po với hai loại gạo thơm Jasmine 85 giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn… Ðây là mức giá khá cao, mở ra nhiều hy vọng cho giá bán gạo Việt Nam trong cả năm 2021”. Trước đó, Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang xuất 160 tấn tôm đông lạnh sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) cũng đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm tám công-ten-nơ hàng thủy sản với tổng trị giá 700.000 USD sang Ca-na-đa, Mỹ, Ô-xtrây-li-a…
Ðối với thị trường Trung Quốc, những ngày đầu tháng 1-2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục cho 18 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu của 12 doanh nghiệp với 516 tấn hàng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 268.000 USD qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, trong đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu một thành viên Nam Phong đã xuất gần 140 tấn thanh long trị giá gần 1,9 tỷ đồng sang thị trường Vân Nam- Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng ở hầu hết các ngành hàng. Bởi lẽ, Việt Nam đang có cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do đã ký như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Trong đó, ngoài EVFTA đã có hiệu lực từ 1-8-2020 và được các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác lợi thế thuế quan thì UKVFTA cũng đang mang đến những cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản.
Ðối với ngành lúa gạo, tháng 1 vừa qua, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đã xuất lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng sang thị trường Anh theo UKVFTA. Lô hàng này được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập và bày bán trong chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg (465.000 đồng/10kg). Không chỉ gạo, Anh còn là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, khoảng 4,4 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thị phần của thủy sản Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Anh hiện chỉ chiếm khoảng 6,7%, nên với UKVFTA, cánh cửa xuất khẩu thủy sản đang rộng mở với các doanh nghiệp Việt Nam. Về đồ gỗ, hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ sáu vào Anh. Theo UKVFTA, trong vòng 5 năm, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ sẽ có thuế suất về 0% (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất từ 2% đến 10%), chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội hưởng lợi cho ngành hàng này.
Nỗ lực tận dụng lợi thế
Năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta vẫn về đích với con số kỷ lục 41,25 tỷ USD. Thành tích này đã tạo ra động lực cho các ngành hàng nông nghiệp nỗ lực bứt phá trong năm 2021. Tuy nhiên, cùng với cơ hội sẵn có thì năm 2021 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và thế giới. Theo đó, hàng hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm vừa phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Ðình Hòe phân tích: Ðối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ có thị trường Mỹ và Trung Quốc duy trì được tăng trưởng dương, mức tăng lần lượt là 13% và 5%. Riêng thị trường EU, dù sụt giảm nhưng lại ghi nhận sự bứt phá đáng kể sau khi EVFTA có hiệu lực.
Năm 2021, ngành thủy sản vẫn hưởng nhiều lợi thế từ các FTA, nhưng để có thể chinh phục được đa dạng thị trường thì cần tạo ra sự khác biệt rõ nét cho sản phẩm về cả chất lượng và hình thức. Cụ thể như sản phẩm chủ lực tôm xuất khẩu, khi khó giảm giá thành thì buộc phải tạo ra sự khác biệt về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm tương đồng đến từ các quốc gia khác như Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi-a… Hay như cá tra, cần đa dạng các sản phẩm chế biến sâu, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng từng quốc gia, khu vực.
Các mặt hàng rau, quả cũng đối mặt nhiều thách thức do những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã ở hầu hết các thị trường. Ngay cả Trung Quốc – một trong những thị trường truyền thống, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu rau quả, trái cây của Việt Nam cũng đang liên tục tăng cường các biện pháp thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác…, tạo ra những rào cản không nhỏ đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Chính vì vậy, mới đây, Bộ Công thương đã khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần tăng cường giám sát chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm kiểm dịch, tránh hiện tượng tồn ứ lượng lớn hàng nông sản do không đủ điều kiện thông quan. Bên cạnh đó, với khối thị trường ASEAN, dù có lợi thế từ Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thì thách thức lớn lại chính là buộc phải tăng tối đa khả năng cạnh tranh cho sản phẩm vì hầu hết các quốc gia đều có chung những mặt hàng nông sản tương đối tương đồng. Riêng thị trường Mỹ, hiện cũng có nhiều lo ngại về việc Mỹ tiếp tục gia tăng hàng rào kỹ thuật đối với nhóm hàng lớn như thủy sản, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ…, cho nên các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng cần chủ động có giải pháp ứng phó linh hoạt.
Tất cả những thách thức trên đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, mẫu mã. Theo đó, cần sự ý thức, chung tay của từng hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu… để hoàn thiện chuỗi nông sản khép kín trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm chế biến; chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật; thực hiện tốt các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền vững…
Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Mặt khác, dịch Covid-19 chắc chắn sẽ còn tác động lớn đến giao thương nông sản trên toàn cầu, cho nên các ngành chức năng cần theo dõi chặt diễn biến của dịch để sớm đưa ra giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể, bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được thông suốt và hiệu quả.