Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bả

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
A Hai câu cuối của khổ thơ thứ 2 vẽ lên hai hình ảnh trái ngược ,đó là hình ảnh nào ?tác dụng của cách nói đó
B đặt câu với mỗi từ “sa” và “xa”
làm nhanh mik cho 5 sao và hay nhất cộng một lời cảm ơn nha

0 bình luận về “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bả”

  1. a) *Hai hình ảnh: 

    Cua ngoi lên bờ 

    Mẹ em xuống cấy

    * Tác dụng: 

    Câu thơ vẽ ra hình ảnh trái ngược nhau, trong những ngày nắng nóng, đến con cua vốn sống tring bùn đất cũng phải chui lên để tránh nóng vậy mà mẹ phải bước xuống ruộng chịu cái ánh nắng gay gắt để cấy. Hai hình ảnh đối  lập nhau được đặt cạnh nhau có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân đồng thời cũng thấy được sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân không quản nắng mưa nhọc nhằn để làm ra hạt cơm hạt gạo thơm dẻo nuôi sống gia đình

    b) 

    Gia đình anh ấy đã sa vào bước đường cùng

    Đường tương lai phía trước còn dài và xa lắm

    Bình luận
  2. A hai câu cuối của khổ thơ thứ hai vẽ lên hai hình ảnh trái ngược , đó là hình ảnh : 

    ” Cua ngoi lên bờ 

      Mẹ em xuống cấy “

    Tác dụng : hai hình ảnh trái ngược này làm cho hình ảnh cái nắng mùa hè của sông Kinh Thầy được lộ rõ . Qua đó , khẳng định sự vất vả của người mẹ và cái quí của hạt gạo .

    B đặt câu với mỗi từ ” sa ” và ” xa “

    * sa : Không may gia đình cô ấy lại sa vào cảnh éo le .

    * xa : Đường đến trường còn xa lắm .

    Bình luận

Viết một bình luận