hãy xây dựng một vở kịch về tính khiêm tốn và giản dị
0 bình luận về “hãy xây dựng một vở kịch về tính khiêm tốn và giản dị”
Ví dụ
Bộ quần áo ka-ki gắn liền với cuộc đời của Bác ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, trải qua hai cuộc kháng chiến cho đến khi Bác qua đời. Báo Pháp Ðây Paris, số ra ngày 18-6-1946, đã viết:
“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi”. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo ka-ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị của ông ngày nay, nhiều khi cần phải ăn mặc cho trang trọng, thì ông mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào đang mình trần rét run trong thành phố và các vùng quê”.
Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Hai mươi lăm năm sau, năm 1971, sau khi Bác Hồ đã mất, một người Mỹ – nhà báo, nhà văn Ðây-vít Hăm-bớc-xtơn, trong cuốn sách “Hồ” của mình, do nhà xuất bản Răng-đôm Hao-xơ ở Niu-oóc ấn hành, đã viết:
“… Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này – hơi giống Găng-đi, hơi giống Lê-nin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất cứ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn mặc quần áo đơn giản nhất – cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất – một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông”.
Ví dụ
Bộ quần áo ka-ki gắn liền với cuộc đời của Bác ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, trải qua hai cuộc kháng chiến cho đến khi Bác qua đời. Báo Pháp Ðây Paris, số ra ngày 18-6-1946, đã viết:
“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi”. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo ka-ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị của ông ngày nay, nhiều khi cần phải ăn mặc cho trang trọng, thì ông mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào đang mình trần rét run trong thành phố và các vùng quê”.
Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Hai mươi lăm năm sau, năm 1971, sau khi Bác Hồ đã mất, một người Mỹ – nhà báo, nhà văn Ðây-vít Hăm-bớc-xtơn, trong cuốn sách “Hồ” của mình, do nhà xuất bản Răng-đôm Hao-xơ ở Niu-oóc ấn hành, đã viết:
“… Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này – hơi giống Găng-đi, hơi giống Lê-nin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất cứ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn mặc quần áo đơn giản nhất – cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất – một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông”.