hãy cho biết ý nghĩa vị trí địa lý của đông nam bộ, tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất

By Valerie

hãy cho biết ý nghĩa vị trí địa lý của đông nam bộ, tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất

0 bình luận về “hãy cho biết ý nghĩa vị trí địa lý của đông nam bộ, tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất”

  1. Vị trí địa lý : Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây – Nam giáp  đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

    Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:

    – Trước khi đất nước thống nhất:

    + Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.

    + Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

    – Từ sau khi đất nước thống nhất:

    + Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

    + Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược….

    + Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. 

    TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

    Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

    Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.

    + Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.


    Trả lời
  2. Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây – Nam giáp  đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

    Trả lời

Viết một bình luận