Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử và Địa lí ở THCS.

Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử và Địa lí ở THCS.

0 bình luận về “Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử và Địa lí ở THCS.”

  1. Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

    – Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (trên bản đồ), mô tả được hình dạng đất nước.

    – Nêu tên được một số thành phố tiêu biểu.

    – Mô tả, nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

    – Tự hào dân tộc, nhắc nhở người thân (bạn bè) giữ gìn hình ảnh đẹp của đất nước, bảo vệ môi trường.

    Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

    Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí địa lí nước Việt Nam

    – HS sẽ có các hoạt động cá nhân: quan sát, đọc và phân tích thông tin.

    – Chia sẻ kết quả trong nhóm và báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. (sử dụng bản đồ).

    Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của Việt Nam đem lại

    – HS sẽ có hoạt động thảo luận nhóm “PP khăn phủ bàn”: HS quan sát, đọc và tìm kiếm thông tin.

    – Trình bày kết quả thảo luận trong nhóm, nhận xét, bổ sung.

    Hoạt động 3: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ của Việt Nam

    – HS sẽ có hoạt động cá nhân: Quan sát bản đồ, đọc thông tin.

    – HS liệt kê và ghi chép trình bày kết quả.

    Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam

    – HS sẽ hoạt động nhóm, tham gia một cuộc thi nhỏ (dựa vào kiến thức sẵn có của HS)

    Hoạt động 5: Tìm hiểu về ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca

    – HS sẽ thực hiện hoạt động cá nhân: Quan sát Quốc kì, Quốc huy; Tìm kiếm thông tin về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca được chính thức sử dụng từ khi nào?

    Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

    Năng lực:

    Năng lực chung:

    • Tự chủ và tự học: HS thực hiện theo yêu cầu của GV để thực hiện chiếm lĩnh kiến thức.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nắm được đặc điểm vị trí, ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn của cả nước.
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp trong nhóm và hợp tác với các thành viên trong nhóm, nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường, giữ gìn hình ảnh đẹp của đát nước.

    Năng lực đặc thù:

    • Năng lực khoa học, lịch sử, địa lí: Nhận biết hình dạng đất nước, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
    • Năng lực tìm hiểu lịch sử, địa lí: Biết tìm kiếm thông tin, trình bày ý kiến, kết quả làm việc.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được biên giới, phân biệt được các biểu tượng của Việt Nam với các quốc gia khác.
    • Phẩm chất :  Phẩm chất yêu nước, trách nhiệm.

    Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

    Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

    Bản đồ

    SGK (đọc và tìm kiếm thông tin )Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

    HS quan sát theo nhóm, đọc tìm hiểu thông tin cá nhân (nhóm)

    Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

    Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành: Kết quả học sinh báo cáo (cá nhân, nhóm).

    Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

    GV quan sát hoạt động của HS, động viên, hướng dẫn kịp thời.

    Đánh giá thông qua phần trình bày của HS, nhóm.

    GV chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.

    Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

    • Bản đồ đường giao thông.
    • Bản đồ khu vực Đông Nam Á
    • Dụng cụ để cắt dán Quốc kì, Quốc huy.

    Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

    • HS dựa vào bản đồ xác định phần đất liền, biển đảo; Các loại hình giao thông có thể di chuyển ra các khu vực lân cận và ngược lại.
    • Học sinh hoàn thành sản phẩm (Quốc kì hoặc Quốc huy).

    Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

    • HS dựa vào bản đồ xác định phần đất liền, biển đảo; Các loại hình giao thông có thể di chuyển ra các khu vực lân cận và ngược lại.
    • Học sinh hoàn thành sản phẩm (Quốc kì hoặc Quốc huy).

    Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

    GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.

    Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.

    GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.

    Mik xin hay nhất ạ !

    Bình luận

Viết một bình luận