Hãy chọn 1 câu thơ trong bài thơ cảnh khuya của HCM và nêu cảm nhận (đoạn văn 8-10câu) giúp mik vs
0 bình luận về “Hãy chọn 1 câu thơ trong bài thơ cảnh khuya của HCM và nêu cảm nhận (đoạn văn 8-10câu) giúp mik vs”
Câu thứ ba trong bài Cảnh khuya là một câu chuyển: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. “Người chưa ngủ” trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy đơn giản bởi nó mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hai từ “chưa ngủ” được lặp lại một lần nữa nhấn mạnh cho câu thơ trên. Cảnh khuya đẹp thật đấy nhưng trong lòng Bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn – đó là “nỗi nước nhà”, là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao.
Câu thơ thứ hai trong bài Cảnh khuya là một câu thơ hay và ý nghĩa. Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ đẹp và thi vị vô cùng: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Có thể nói, trăng và hoa đã bao lần đi vào thơ Bác. Nay ơ nơi chiến khu, một lần nữa trăng cùng hoa lại sánh bên thi nhân. Thi nhân trong những cảm nhận tinh tế nhất để nhìn ra, để cảm cái đẹp của hoa, của trăng. Điệp từ lồng trong câu thơ diễn tả sự đan cài, sự gắn bó giữa cảnh vật với nhau. Những gì tinh túy nhất của tự nhiên gắn bó làm cảnh đêm thêm muôn phần thi vị. Ta tự hỏi đó là cảnh thực hay là sự lãng mạn hóa, là sự cảm nhận đầy tinh tế của Bác trước thiên nhiên đất trời? Và chính người bạn mộng mơ như trăng, như hoa đã giúp Bác hòa mình thưởng ngoạn cảnh đêm và thêm niềm tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc.
Câu thứ ba trong bài Cảnh khuya là một câu chuyển: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. “Người chưa ngủ” trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy đơn giản bởi nó mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hai từ “chưa ngủ” được lặp lại một lần nữa nhấn mạnh cho câu thơ trên. Cảnh khuya đẹp thật đấy nhưng trong lòng Bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn – đó là “nỗi nước nhà”, là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao.
Câu thơ thứ hai trong bài Cảnh khuya là một câu thơ hay và ý nghĩa. Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ đẹp và thi vị vô cùng: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Có thể nói, trăng và hoa đã bao lần đi vào thơ Bác. Nay ơ nơi chiến khu, một lần nữa trăng cùng hoa lại sánh bên thi nhân. Thi nhân trong những cảm nhận tinh tế nhất để nhìn ra, để cảm cái đẹp của hoa, của trăng. Điệp từ lồng trong câu thơ diễn tả sự đan cài, sự gắn bó giữa cảnh vật với nhau. Những gì tinh túy nhất của tự nhiên gắn bó làm cảnh đêm thêm muôn phần thi vị. Ta tự hỏi đó là cảnh thực hay là sự lãng mạn hóa, là sự cảm nhận đầy tinh tế của Bác trước thiên nhiên đất trời? Và chính người bạn mộng mơ như trăng, như hoa đã giúp Bác hòa mình thưởng ngoạn cảnh đêm và thêm niềm tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc.