Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cáì bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cạm dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học, muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,… ) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,… ) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời.
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác.
Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm say mê tươi trẻ, ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi” năm xưa và “cái tôi” năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn bền hơn bộ may cơ khí ư? Dầu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân.
Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc ao ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lùa qua lỗ rách.
May quá, tôi chỉ dam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và những nét chữ.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.”
Câu 1: Đặt tên cho văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên.(1,0 điểm)
Câu 4 Chỉ ra các phép liên kết hình thức và phương tiện liên kết trong đoạn văn “Người không ham thích
…mê một cái gì cụ thể.”
Câu 1 :
Đặt tên cho văn bản : Đam mê – điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2 :
Phương thức biểu đạt được sử dụng : Nghị luận.
Câu 3 :
Hai biện pháp tu từ :
– So sánh ( so sánh đam mê với hình ảnh ngọn lửa ).
– Liệt kê ( người không ham thích…. cái gì cụ thể ).
Câu 4 :
– Phép liên kết hình thức : Phép nối , phép lặp
– Phương tiện liên kết :
+ Nhưng , và ( nối )
+ Đam mê ( lặp )
Câu 1:
– Tên văn bản: Ngọn lửa của đam mê
Câu 2:
– Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là: Nghị luận
Câu 3:
– Hai biện pháp tu từ trong văn bản trên là:
+ Biện pháp tu từ liệt kê: Một người không ham thích một cái gì là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
+ Biện pháp tu từ so sánh: Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt, cả hai quấn quýt nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều là một ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi
Câu 4:
– Phép liên kết hình thức và phương tiện liên kết trong đoạn văn “Người không ham thích …mê một cái gì cụ thể.” là:
+ Phép nối: Nhưng, và
+ Phép lặp: Đam mê