Hãy giải thích câu nói của Lênin Học, học nữa học mãi Viết thành bài văn “no copy”

Hãy giải thích câu nói của Lênin Học, học nữa học mãi
Viết thành bài văn “no copy”

0 bình luận về “Hãy giải thích câu nói của Lênin Học, học nữa học mãi Viết thành bài văn “no copy””

  1. Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

    Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã học đi, học nói, học gói, học mở. Còn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm văn hóa

    chúc bn học tốt

    Bình luận
  2. Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu – cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dần được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “Học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.

    Học là gì?Học là quá trình tiếp thu tri thức, kiến thức giúp con người mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết về cuộc sống, thế giới xung quanh. Đồng thời giúp con người luôn tự tin, giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống. ”Học nữa” nghĩa là học không giới hạn về kiến thức.Trải qua những bước đi đầu tiên của việc học khi còn bé, chúng ta lại tiếp tục chặng đường học tập ở những môi trường mới. Trường học, lớp học, thầy cô là người dẫn dắt ta đến với những kiến thức muôn màu của cuộc sống.Nhờ có họ và sự cố gắng của chính bản thân mà mỗi học sinh chúng ta biết được thêmnhiều điều bổ ích hơn nữa.“Học mãi” là học suốt đời, không ngừng nghỉ.Việc học chưa bao giờ là thừa đối với một người có mục tiêu, có mơ ước.Thực tế cho thấy rằng, những người giỏi thì chính bản thân họ lại luôn cho rằng mình còn nhiều thiếu sót và cần được học hỏi thêm nữa.Nhờ đó mà họ luôn không ngừng cố gắng, không ngừng bồi dưỡng thêm cho mình kiến thức.Nhà bác học Đac-uyn từng nói rằng “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.Điều này chứng minh cho chúng ta thấy việc học bao giờ cũng cần được trau dồi và không buông bỏ.Con người dù có học bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bao giờ học hết được kho tàng kiến thức của thế giới nhân loại.

    Vậy biểu hiện của việc học, học nữa, học mãi là như thế nào? Những người đó là những người học không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị,…Họ luôn xem việc học là nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân. Họ luôn chăm chỉ học tập.Trên lớp họ luôn chú ý nghe giảng, về nhà luôn tự giác học tập, tự giác học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới.Ngoài việc học trong sách giáo khoa ra, họ còn mở rộng kiến thức bằng việc học qua đài, báo, qua mạng, học trong cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi và luôn “học đi đôi với hành”.Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,… bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng…Hay như ông Đoàn Tử Quang- một người có nghị lực phi thường.Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng, dùi mài kinh sử đèn sách.Và cuối cùng, sự kiên trì của ông đã được đền đáp, đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị “ học mãi”. Có rất nhiều bạn học tốt, nhưng vì chủ quan rằng học như thế là đã đủ, đã hơn rất nhiều người rồi nên không cần học thêm nữa. Đó là một suy nghĩ tiêu cực, có khi nó sẽ khiến việc học trở nên sa sút.

    Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình và xã hội ngày sau. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,…Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ  hội để thực hiện ước mơ của mình.Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn.Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân.Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và học hỏi theo. Để lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hóm hỉnh: tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây là một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua những hoạt động học tập của mình.Thực tế đã cho thấy, ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức việc học thế nào là đúng đắn.Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong tương lai của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém.

    Bên cạnh đó, câu nói còn phê phán những kẻ lười biếng, không chịu học hỏi gì từ thế giới bên ngoài.Trong cuộc sống, kiến thức là cả một bầu trời bao la, là biển cả mênh mông còn những hiểu biết của ta chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Nếu không biết cố gắng phát huy và tìm hiểu thì ta sẽ bị hòa tan vào dòng nước lạnh lẽo. Thậm chí có khi, ta bị nhấn chìm xuống tận cùng của đáy đại dương mang tên tri thức kia.

    Từ câu nói trên, em đã rút ra cho mình bài học sâu sắc về sự ham học.          Việc học không phải một sớm một chiều là ta tiếp thu được hết mà nó là cả một quá trình. Vì vậy, ngay từ khi còn ở trên ghế nhà trường, ta phải cần cù, học hành cho đàng hoàng, tích cực tìm hiểu nhiều về thế giới xung quanh thông qua các chuyến đi thực tế.Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

    Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

    @muncutee

    No copy. Xin 5* và ctlhn. Chúc bạn học tốt~

    Bình luận

Viết một bình luận