hãy giải thích tại sao chân ngựa lại đóng móng sắt
0 bình luận về “hãy giải thích tại sao chân ngựa lại đóng móng sắt”
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian. Trên ngón chân này có móng giống như móng chân để bảo vệ. Móng ngựa thật ra là miếng da bị sừng hoá rất cứng. Lớp sừng hoá ở phía trước và hai bên rất dày và cứng gọi là vách móng.
Đóng móng sắt trên móng ngựa để móng ngựa không bị bào mòn.
Lớp sừng của một phần phía trước dưới bàn chân ngựa gọi là đế móng. Vách móng và đế móng cùng xương móng ở trong móng tạo thành một khối rắn chắc, trở thành một chỉnh thể để khi ngựa chạy không bị lung lay. Phía dưới móng tức là bộ phận phía dưới của gót chân, lớp sừng hoá mềm mại và có đàn hồi, có thể làm giảm xung lực của mặt đất.
Móng ngựa không hoàn toàn chạm xuống mặt đất, phần chạm đất chỉ giới hạn ở viền móng và vách móng, vì vậy tiết diện tiếp xúc với mặt đất nhỏ giúp ngựa phi nhanh trên đường lớn và những cánh đồng hoang đã khô cằn.
Với sức tải lớn cùng tốc độ chạy nhanh vượt trội, từ lâu loài ngựa đã được sử dụng làm phương tiện di chuyển hay vận tải của con người. Vào thời kỳ đầu khi ngựa vừa được thuần hóa, xuất hiện một thực trạng là với cường độ di chuyển cao, chiếc móng tự nhiên của ngựa bị quá tải và mòn dần đi ảnh hưởng đến khả năng cũng như tốc độ chạy của chúng.
Để giải quyết vấn đề này, người ta đã sáng chế ra những chiếc móng sắt hoạt động như một lớp đệm bảo vệ bộ móng tự nhiên của loài ngựa.
Móng ngựa vừa là lớp da ngắn, cứng bị sừng hoá lại vừa là điểm đỡ của trọng lượng cơ thể, do thường xuyên cọ xát trên mặt đất cứng, cùng với trên móng ngựa xuất hiện những vết mòn, lồi lõm ảnh hưởng tới tốc độ phi và sự thồ vác nặng của ngựa. Về sau con người mới nghĩ ra một biện pháp là đóng móng sắt trên móng ngựa để móng ngựa không bị bào mòn.
Đóng móng sắt cũng không được đóng tuỳ tiện. Trước khi đóng móng sắt phải dùng dao chỉnh lại móng, gọt cho phẳng mép đáy, vách móng, sau đó lựa móng sắt cho vừa nhất sao cho móng chân và móng sắt ôm khít lại với nhau. Cuối cùng dùng đinh đóng vào lỗ đinh của móng sắt. Vị trí đóng đinh là chỗ có sợi dây chắn hình tròn nằm giữa đế móng và viền đế vách móng. Khi đóng đinh móng phải để đinh hướng ra ngoài, xuyên ra vách móng nhưng không được làm tổn thương bộ phận xúc giác của ngựa. Đầu nhọn của đinh lộ ra ngoài vách móng ta phải cắt bằng, đoạn đinh còn lại uốn cong cho dính chặt vào vách móng để cố định móng sắt vào móng chân ngựa.
Sau khi đóng móng sắt cho ngựa vẫn chưa thể coi là xong. Bởi vì lớp sừng hoá của móng ngựa giống như móng tay người, nó không ngừng dài. Nếu ta không kiểm tra, không tu sửa thì móng ngựa sẽ bị biến dạng, móng sắt không phát huy được tác dụng.
Do vậy mỗi năm phải sửa móng sắt cho ngựa vài lần, nếu móng sắt bị mài mòn quá, như thế phải kịp thời thay móng. Chỉ có như vậy mới bảo vệ tốt móng ngựa, phát huy được uy lực chạy ngàn dặm của ngựa.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian. Trên ngón chân này có móng giống như móng chân để bảo vệ. Móng ngựa thật ra là miếng da bị sừng hoá rất cứng. Lớp sừng hoá ở phía trước và hai bên rất dày và cứng gọi là vách móng.
Đóng móng sắt trên móng ngựa để móng ngựa không bị bào mòn.
Lớp sừng của một phần phía trước dưới bàn chân ngựa gọi là đế móng. Vách móng và đế móng cùng xương móng ở trong móng tạo thành một khối rắn chắc, trở thành một chỉnh thể để khi ngựa chạy không bị lung lay. Phía dưới móng tức là bộ phận phía dưới của gót chân, lớp sừng hoá mềm mại và có đàn hồi, có thể làm giảm xung lực của mặt đất.
Móng ngựa không hoàn toàn chạm xuống mặt đất, phần chạm đất chỉ giới hạn ở viền móng và vách móng, vì vậy tiết diện tiếp xúc với mặt đất nhỏ giúp ngựa phi nhanh trên đường lớn và những cánh đồng hoang đã khô cằn.
Với sức tải lớn cùng tốc độ chạy nhanh vượt trội, từ lâu loài ngựa đã được sử dụng làm phương tiện di chuyển hay vận tải của con người. Vào thời kỳ đầu khi ngựa vừa được thuần hóa, xuất hiện một thực trạng là với cường độ di chuyển cao, chiếc móng tự nhiên của ngựa bị quá tải và mòn dần đi ảnh hưởng đến khả năng cũng như tốc độ chạy của chúng.
Để giải quyết vấn đề này, người ta đã sáng chế ra những chiếc móng sắt hoạt động như một lớp đệm bảo vệ bộ móng tự nhiên của loài ngựa.
Móng ngựa vừa là lớp da ngắn, cứng bị sừng hoá lại vừa là điểm đỡ của trọng lượng cơ thể, do thường xuyên cọ xát trên mặt đất cứng, cùng với trên móng ngựa xuất hiện những vết mòn, lồi lõm ảnh hưởng tới tốc độ phi và sự thồ vác nặng của ngựa. Về sau con người mới nghĩ ra một biện pháp là đóng móng sắt trên móng ngựa để móng ngựa không bị bào mòn.
Đóng móng sắt cũng không được đóng tuỳ tiện. Trước khi đóng móng sắt phải dùng dao chỉnh lại móng, gọt cho phẳng mép đáy, vách móng, sau đó lựa móng sắt cho vừa nhất sao cho móng chân và móng sắt ôm khít lại với nhau. Cuối cùng dùng đinh đóng vào lỗ đinh của móng sắt. Vị trí đóng đinh là chỗ có sợi dây chắn hình tròn nằm giữa đế móng và viền đế vách móng. Khi đóng đinh móng phải để đinh hướng ra ngoài, xuyên ra vách móng nhưng không được làm tổn thương bộ phận xúc giác của ngựa. Đầu nhọn của đinh lộ ra ngoài vách móng ta phải cắt bằng, đoạn đinh còn lại uốn cong cho dính chặt vào vách móng để cố định móng sắt vào móng chân ngựa.
Sau khi đóng móng sắt cho ngựa vẫn chưa thể coi là xong. Bởi vì lớp sừng hoá của móng ngựa giống như móng tay người, nó không ngừng dài. Nếu ta không kiểm tra, không tu sửa thì móng ngựa sẽ bị biến dạng, móng sắt không phát huy được tác dụng.
Do vậy mỗi năm phải sửa móng sắt cho ngựa vài lần, nếu móng sắt bị mài mòn quá, như thế phải kịp thời thay móng. Chỉ có như vậy mới bảo vệ tốt móng ngựa, phát huy được uy lực chạy ngàn dặm của ngựa.
Đóng móng sắt trên móng ngựa vì để móng ngựa không bị bào mòn