Hãy làm rõ pháp luật Phương Tây thời trung đại là thể chế hóa trật tự, đẳng cấp phong kiến.
0 bình luận về “Hãy làm rõ pháp luật Phương Tây thời trung đại là thể chế hóa trật tự, đẳng cấp phong kiến.”
Nhà nước pháp quyền (NNPQ) như là một giá trị xã hội được tích luỹ và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện rất sớm, các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại đã nêu lên những khía cạnh này hay khía cạnh khác của NNPQ. Đến thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển để trở thành học thuyết về NNPQ. Học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày nay, xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới là hướng tới xây dựng NNPQ, học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được lý luận chính trị hiện đại bổ sung, phát triển. Tính kế thừa và phát triển là một trong những đặc trưng cơ bản của các hệ tư tưởng, các học thuyết và các quá trình xây dựng NNPQ trên thế giới. Trước đây, khi xem xét các tư tưởng chính trị – pháp lý có chứa đựng các nhân tố NNPQ, lý luận thường chỉ dừng lại ở phương Tây. Điều này là hệ quả tất yếu của nhiều lý do, mà trước hết là sự phủ nhận NNPQ trong lý luận một thời của chúng ta. Một sự đổi mới nhận thức và đánh giá khách quan, công bằng hơn trong lý luận chính trị – pháp lý trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, đó là sự khai thác những nhân tố NNPQ trong tư tưởng phương Đông. Đúng là tư tưởng phương Tây cổ đại thể hiện rõ nét hơn những nhân tố NNPQ. Song trong tư tưởng phương Đông cũng chứa đựng những nhân tố NNPQ nhưng với những mức độ thể hiện đặc thù. Như chúng ta đã biết, NNPQ lúc đầu như là những tư tưởng, những học thuyết rồi sau đó như một thực tiễn. Tư tưởng về NNPQ trong lịch sử nhân loại, từ thuở ban đầu thể hiện khát vọng của con người về một mẫu hình nhà nước lý tưởng, nơi con người được hưởng một cuộc sống thái bình trong sự quan tâm của nhà nước. Xem xét lại toàn bộ tư tưởng chính trị- pháp lý phương Đông, chúng ta vẫn tìm thấy trong đó các nhân tố NNPQ như: quan niệm về pháp luật, nhà nước, đạo đức trong thuyết đức trị và thuyết pháp trị. Dẫu rằng còn ở dạng sơ khai, nhưng những nhân tố NNPQ cũng đã được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng vĩ đại như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử, các nhà chính trị – tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… Sự xác định này, theo chúng tôi là căn cứ vào nội hàm khái niệm- các yếu tố cấu thành của NNPQ. Hiện nay, trong lý luận đang có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và các yếu tố cơ bản của NNPQ. Cụ thể là các yếu tố: tính tối cao của luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính Nhà nước 2; nguyên tắc phân công rành mạch giữa các chức năng – các quyền- nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp 3 ; dân chủ, xã hội công dân; là quyền cá nhân về tự do và tự chủ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng 4 . Diễn đạt một cách ngắn gọn nhất, NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước, “là mô thức tổ chức giúp cho việc thực hiện được những mục tiêu mang tính bản chất của mỗi chế độ chính trị” , chúng tôi chia sẻ quan điểm này của các nhà khoa học 5 . Theo đó, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân Nhà nước phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu các quan hệ xã hội, công cụ của Nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật phải mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, thực sự là đại lượng của tự do và công bằng, tất cả vì lợi ích của con người. NNPQ chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành Nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của một xã hội dân sự, nơi Nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc điểm, tiêu chí trên của NNPQ lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia, cả trên bình diện lý luận, nền văn hoá và tổ chức nhà nước, hệ thống pháp luật. Trong xu hướng hiện đại hướng về quá khứ, tiếp thu vốn cổ, chúng ta cần nghiên cứu từ góc độ so sánh tư tưởng Đông, Tây về những nhân tố NNPQ. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta một bức tranh tổng quan về lý thuyết NNPQ trong lịch sử nhân loại, thấy được những nét tương đồng và những điều khác biệt trong tư tưởng – học thuyết chính trị- pháp lý Đông, Tây. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam của chúng ta hiện nay.
Nhà nước pháp quyền (NNPQ) như là một giá trị xã hội được tích luỹ và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện rất sớm, các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại đã nêu lên những khía cạnh này hay khía cạnh khác của NNPQ. Đến thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển để trở thành học thuyết về NNPQ. Học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày nay, xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới là hướng tới xây dựng NNPQ, học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được lý luận chính trị hiện đại bổ sung, phát triển. Tính kế thừa và phát triển là một trong những đặc trưng cơ bản của các hệ tư tưởng, các học thuyết và các quá trình xây dựng NNPQ trên thế giới. Trước đây, khi xem xét các tư tưởng chính trị – pháp lý có chứa đựng các nhân tố NNPQ, lý luận thường chỉ dừng lại ở phương Tây. Điều này là hệ quả tất yếu của nhiều lý do, mà trước hết là sự phủ nhận NNPQ trong lý luận một thời của chúng ta. Một sự đổi mới nhận thức và đánh giá khách quan, công bằng hơn trong lý luận chính trị – pháp lý trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, đó là sự khai thác những nhân tố NNPQ trong tư tưởng phương Đông. Đúng là tư tưởng phương Tây cổ đại thể hiện rõ nét hơn những nhân tố NNPQ. Song trong tư tưởng phương Đông cũng chứa đựng những nhân tố NNPQ nhưng với những mức độ thể hiện đặc thù. Như chúng ta đã biết, NNPQ lúc đầu như là những tư tưởng, những học thuyết rồi sau đó như một thực tiễn. Tư tưởng về NNPQ trong lịch sử nhân loại, từ thuở ban đầu thể hiện khát vọng của con người về một mẫu hình nhà nước lý tưởng, nơi con người được hưởng một cuộc sống thái bình trong sự quan tâm của nhà nước. Xem xét lại toàn bộ tư tưởng chính trị- pháp lý phương Đông, chúng ta vẫn tìm thấy trong đó các nhân tố NNPQ như: quan niệm về pháp luật, nhà nước, đạo đức trong thuyết đức trị và thuyết pháp trị. Dẫu rằng còn ở dạng sơ khai, nhưng những nhân tố NNPQ cũng đã được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng vĩ đại như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử, các nhà chính trị – tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… Sự xác định này, theo chúng tôi là căn cứ vào nội hàm khái niệm- các yếu tố cấu thành của NNPQ. Hiện nay, trong lý luận đang có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và các yếu tố cơ bản của NNPQ. Cụ thể là các yếu tố: tính tối cao của luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính Nhà nước 2; nguyên tắc phân công rành mạch giữa các chức năng – các quyền- nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp 3 ; dân chủ, xã hội công dân; là quyền cá nhân về tự do và tự chủ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng 4 . Diễn đạt một cách ngắn gọn nhất, NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước, “là mô thức tổ chức giúp cho việc thực hiện được những mục tiêu mang tính bản chất của mỗi chế độ chính trị” , chúng tôi chia sẻ quan điểm này của các nhà khoa học 5 . Theo đó, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân Nhà nước phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu các quan hệ xã hội, công cụ của Nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật phải mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, thực sự là đại lượng của tự do và công bằng, tất cả vì lợi ích của con người. NNPQ chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành Nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của một xã hội dân sự, nơi Nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc điểm, tiêu chí trên của NNPQ lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia, cả trên bình diện lý luận, nền văn hoá và tổ chức nhà nước, hệ thống pháp luật. Trong xu hướng hiện đại hướng về quá khứ, tiếp thu vốn cổ, chúng ta cần nghiên cứu từ góc độ so sánh tư tưởng Đông, Tây về những nhân tố NNPQ. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta một bức tranh tổng quan về lý thuyết NNPQ trong lịch sử nhân loại, thấy được những nét tương đồng và những điều khác biệt trong tư tưởng – học thuyết chính trị- pháp lý Đông, Tây. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam của chúng ta hiện nay.
Bài làm