Hãy liên hệ các cuộc cải cách cùng thời ở châu Á mà em đã học?

Hãy liên hệ các cuộc cải cách cùng thời ở châu Á mà em đã học?

0 bình luận về “Hãy liên hệ các cuộc cải cách cùng thời ở châu Á mà em đã học?”

  1. * Tính chất, ý nghĩa:

    Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

    – Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất.

    Cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

    Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống … phục vụ giao thông liên lạc.

    Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyến để thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

    Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng…

    * Kết quả: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

    * Tính chất: Cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

    * Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bản trở thành một nước có nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.

    Bình luận
  2. * Liên hệ các cải cách cùng thời ở châu Á:

    – 1868, ở Nhật Bản, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Duy Tân, cải cách về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, giúp Nhật Bản:

    + Thoát khỏi nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược.

    + Khắc phục được tình trạng khủng hoảng về kinh tế, chính trị, đất nước.

    + Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

    – Ở Xiêm (Thái Lan): Rama IV và Rama V cũng tiến hành các cải cách, học tập các nước phương Tây, giúp Xiêm

    + Thoát khỏi nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Thái Lan trở thành vùng đệm giữa Anh-Pháp.

    + Đưa Xiêm phát triển kinh tế.

    – Trung Quốc:

    + 1898, cuộc vận động Duy Tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến hành nhưng thất bại

    `\to` Biến Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.

    `\to` Trung Quốc trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

    `=>` Kết luận: Các cuộc cải cách Duy tân là cần thiết để thoát khỏi tình trạng của chế độ phong kiến và đương đầu với kẻ thù.

    Bình luận

Viết một bình luận