Hãy nêu một số thách thức trong quá trinh đổi mới nền kinh tế nước ta

Hãy nêu một số thách thức trong quá trinh đổi mới nền kinh tế nước ta

0 bình luận về “Hãy nêu một số thách thức trong quá trinh đổi mới nền kinh tế nước ta”

  1. * Thành tựu:

    – Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

    – Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung.

    – Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

    – Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007.

    * Thách thức:

    – Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.

    – Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.

    – Ô nhiễm môi trường.

    – Vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

    – Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).

    – Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt –Mĩ, gia nhập WTO…cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho Việt Nam:

    + Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế.

    + Chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường kinh tế thế giới và khu vực.

    => Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

    Chúc bn hok tốt

    Bình luận
  2. Công cuộc Đổi mới của nước ta đã trải qua chặng đường 20 năm (tính đến năm 2006) và đã có những thành tự to lớn:

    1. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

    2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 – 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %).

    3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất (41% năm 2005), vượt tỉ trọng khu vực dịch vụ (38%); tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm (còn 21% năm 2005)

    4. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

    5. Ngoài chuyển dịch về kinh tế, Công cuộc xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

    Bình luận

Viết một bình luận