Hãy nêu những nét chính về tình hình Hà Nội từ 15-8 đến ngày 2-9 năm 1945

Hãy nêu những nét chính về tình hình Hà Nội từ 15-8 đến ngày 2-9 năm 1945

0 bình luận về “Hãy nêu những nét chính về tình hình Hà Nội từ 15-8 đến ngày 2-9 năm 1945”

  1. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

    Năm 2018, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 02 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 08 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 706.495 tỉ Đồng (tương ứng với 38,405 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 93,94 triệu đồng (tương ứng với 4.080 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,37%.

    Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

    Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp 1887-1946 và của miền Bắc Việt Nam trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

    Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế-xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

    Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” ngày 16/7/1999.

    Hà Nội thường xuyên nằm ở top đầu các thành phố ô nhiễm, thậm chí nhiều ngày trong năm là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người .Theo Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2018 thì Hà Nội có hàm lượng bụi mịn cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO (40,8 mg/m3, mức khuyến cáo: 10 mg/m3).Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất với số ngày chất lượng không khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao.

    Bình luận

Viết một bình luận