Hãy phân tích tác dụng của từ láy ( Viết thành đoạn văn ngắn )
a, Lom khom dưới núi vài chú tiểu
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b, Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Hãy phân tích tác dụng của từ láy ( Viết thành đoạn văn ngắn )
a, Lom khom dưới núi vài chú tiểu
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b, Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Vốn được xem là một bài thơ Nôm đường luật mẫu mực. Từng câu trong bài đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt của thơ đường luật. Hai câu thơ này cũng vậy,ta có thể thấy hai câu đối nhau rất chỉnh,vừa tả được cảnh lại vừa nói lên được tình của tác giả. “ lom khom” đối với “lác đác”. Lom khom là tư thế người,ở đây là tư thế của các chú tiều phu đang đốn củi hay cặm cụi làm việc. Lác đác tức là rất thưa thớt, cách nhau xa xa mới có. Cùng với đó “ dưới núi” đối với “ bên sông” đối nhau về vị trí địa hình,nối hai hình ảnh “ tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà” tạo nên một chỉnh thể bức tranh khung cảnh nơi tác giả đang đứng. Dễ thấy ở đây sử dụng đảo từ, đáng lẽ ra phải là “ dưới núi lom khom vài chú tiều, bên sông lác đác mấy nhà chợ” việc tác giả đảo các tính từ “ lom khom” và “ lác đác” là có dụng ý gì? Phải chăng là để nhấn mạnh,tô đậm hơn vẻ hoang sơ tiêu điều nơi này, sự xuất hiện của con người,của hoạt động sinh hoạt là quá ít,núi có vài chú tiều nhỏ bé đốn củi,chợ nhà có nhưng cũng không thể nào đem lại cho nơi đây vẻ đông vui mà vẫn thật hoang vu. Cảnh như thế hỏi sao lòng người không sầu não cho được?
Đoạn văn trên sử dụng các từ láy như : lom khom, lác đác, loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. Hàng loạt các từ láy như vậy giúp tăng giá trị biểu đạt cho câu thơ. Ví dụ các từ láy ở bài thơ ” Lượm” góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Không chỉ vậy việc sử dụng các từ láy còn làm câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn bạn đọc, tăng ấn tượng cho người đọc.