Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chỗng mĩ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1979
0 bình luận về “Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chỗng mĩ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1979”
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam phát triển tới đỉnh cao. Đưa nhân tố bảo đảm thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân; phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch. Chính nhờ nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân của Đảng, chúng ta đã từng bước chuyển hoá cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ; đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt. Đây là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta – kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó trực tiếp là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam phát triển tới đỉnh cao. Đưa nhân tố bảo đảm thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân; phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch. Chính nhờ nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân của Đảng, chúng ta đã từng bước chuyển hoá cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ; đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt. Đây là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta – kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó trực tiếp là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”