hãy thiết kế thẻ nhớ của vua lê thánh tông * tiểu sử năm sinh , năm mất , quê quán * thời gian lên ngôi trị vị nhà * công lao đối với lịch sử nhà nư

hãy thiết kế thẻ nhớ của vua lê thánh tông * tiểu sử
năm sinh , năm mất , quê quán
* thời gian lên ngôi trị vị nhà
* công lao đối với lịch sử nhà nước ( các gợi ý cần thiết )
-tổ chức bộ máy nhà nước
– về quân đội
– về pháp luật
– về văn hóa giáo dục
* nhận xét đánh giá của em về vị vua này ( khoảng 5 câu )
điểm tích cực nhất mà em muốn học tập từ vị vua này

0 bình luận về “hãy thiết kế thẻ nhớ của vua lê thánh tông * tiểu sử năm sinh , năm mất , quê quán * thời gian lên ngôi trị vị nhà * công lao đối với lịch sử nhà nư”

  1. Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1442

    Mất 3  tháng 3 năm 1497

    Trị vị 1460-1497

    Bộ máy nhà nước:

    – Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

    * Luật pháp:

    – Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

    – Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

    – Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

    Bình luận
  2. năm sinh : 25 tháng 8, 1442     năm mất:3 tháng 3, 1497     

    * Thời gian lên ngôi và trị vì đất nước : 26 tháng 6năm1460–
    3 tháng 3năm1497
    (36 năm,250 ngày)

    * công lao đối với lịch sử dân tộc: 

    Những công lao to lớn của Lê Thánh Tông đã được hàng trăm ngàn sách báo viết. Chúng tôi xin đánh giá sơ lược lại như sau:

    Thứ nhất, Ông có công lớn trong việc mở rộng lãnh thổ dân tộc.

    Năm 1470, vua Champa là Bàn La Trà Toàn, một mặt cầu viện nhà Minh, mặt khác xuất 10 vạn quân ra cướp Hoá Châu. Để chấm dứt sự quấy phá của Champa, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem 26 vạn quân đi đánh Champa. Vua cho vẽ bản đồ Champa để biết rõ những nơi hiểm yếu của vương quốc này, vua Trà Toàn bị đánh bại. Sau chiến thắng này, vua Lê Thánh Tông cho một số quân đóng tại kinh đô Champa chứ không rút hết về nước như trước nữa. Trong khi khi vua Lê Thánh Tông đánh vào kinh đô của Champa thì một viên tướng của Champa là Bố Trì Trì đem quân chạy về phía Nam đèo Cả, tự lập làm Vua, xin sắc phong được nhà Lê đồng ý. Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê Thánh Tông cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lại lấy phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Cheo Reo để Lập nước Nam Bàn.

    – Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).

    – Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

    Đây là vị vua anh minh

    Bình luận

Viết một bình luận