hãy tóm tắt đoạn lịch sử dưới đây: I. Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có thể nói một phần là nhờ sự nhận định về

hãy tóm tắt đoạn lịch sử dưới đây:
I. Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có thể nói một phần là nhờ sự nhận định về thời cơ rất chính xác của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tất cả sự chuẩn bị của Đảng từ những năm đầu thành lập là rất chu đáo, công phu, kiên trì, bền bỉ, đặc biệt chú ý đến sự biến đổi của tình hình thế giới, chỉ chờ cơ hội chín muồi là tiến hành khởi nghĩa.
Tháng 9/1939, thế chiến 2 bùng nổ, lôi kéo hàng chục nước trên thế giới vào cuộc chiến khốc liệt. Do bị Đức đánh chiếm nên Pháp ngày càng trở nên kiệt quệ chỉ còn cách quay sang bóc lột, vơ vét các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, dân ta phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng”. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã liên tiếp nổ ra với mong muốn đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại độc lập.
Năm 1942, Đảng nhận định rằng phe Đồng minh sẽ chiến thắng trong thế chiến 2, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Tháng 9/1944 mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt, Nhật đã hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Bên cạnh đó, phe phát xít đã trở nên yếu thế trên chiến trường thế giới, lúc này, Đảng ta đã đưa ra phương hướng: “Hãy mài gươm, lắp súng khi quân Nhật – Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy tiêu diệt giặc giành lại giang sơn”.
Tháng 3/1945, Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng họp đã dự đoán về thời cơ của Cách mạng. Hội nghị đã nêu được các điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam như:
Thế chiến 2 đang đến giai đoạn quyết liệt, quân Đồng minh đang chiếm ưu thế và sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật; tình hình chính trị ở trong các nước đế quốc khủng hoảng (đặc biệt là ở Nhật và Pháp) nên chúng không rảnh tay đối phó với cách mạng; nạn đói năm 1945 đã cướp sinh mạng hai triệu đồng bào ta, khiến nhân dân vô cùng phẫn nộ; lực lượng cách mạng của ta ở các địa phương đã ngày càng lớn mạnh; chúng ta cũng cần chú ý đến trường hợp quân Đồng minh chưa vào mà ta tiến hành khởi nghĩa rất có thể sẽ bị Nhật đàn áp và khó giành được thắng lợi.
Giữa năm 1945, thế chiến 2 kết thúc, tạo điệu kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ở Đông Dương, quân Nhật hoang mang tê liệt. Trong tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ 13 đến 15/8/1945 tại Tân Trào đã phân tích tình hình, chỉ ra những điều kiện chủ quan, khách quan đã chín muồi để khởi nghĩa có thể nổ ra thắng lợi và quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Từ 14 đến 18/8/1945 nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh từ Bắc đến Nam đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền. Sớm nhất là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Tại Hà Nội, ngày 15-8 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng đã tổ chức diễn thuyết, truyền đơn, biểu tình qua hàng chục con phố… Ngày 19/8 cả thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng; ngày 23/8, Huế giành được chính quyền; ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước.
Như vậy, thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chứng minh rằng Đảng và nhân dân ta đã có sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo. Công cuộc chuẩn bị đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ 1939 – 1945 mà là sự chuẩn bị suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, nhờ đó đã đưa đến sự thắng lợi mau lẹ của Cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó đã chấm dứt gần 100 năm nước ta dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập. Và thực tế trên cũng đã chứng minh rằng: “Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó”./.

0 bình luận về “hãy tóm tắt đoạn lịch sử dưới đây: I. Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có thể nói một phần là nhờ sự nhận định về”

  1. Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn thứ hai trong lịch sử phát triển. Đó là sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc mà V.I.Lênin khẳng định đó là “Giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Là người đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phi mác xít của “phái hữu” và “phái giữa” trong Quốc tế Hai sau khi Ăngghen mất năm 1895, Lênin đã đấu tranh để vạch rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Theo Người, nó không phải là “Khai hoá văn minh” cho các dân tộc thuộc địa lạc hậu như một số lãnh tụ của Quốc tế Hai từng cổ suý mà nó là xâm lược, nô dịch, ăn bám, thối nát và với sự chống đối từ mọi phía. Lênin khẳng định nó tự làm suy yếu, tự nó đưa nó đến chỗ diệt vong.

    Trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc trên tư bản. Vấn đề đấu tranh chống lại sự xâm lược và ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong đời sống chính trị quốc tế đầu thế kỷ XX. Vận dụng quan điểm “cách mạng không ngừng” của Mác – Ăngghen vào tình hình cụ thể. V.I.Lênin đã khẳng định vấn đề dân tộc – thuộc địa là vấn đề sinh tử và là trung tâm của thời đại mới. Chính Người đã chủ động chuẩn bị và lãnh đạo công nông binh Nga biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu kỷ nguyên mới, thời đại mới. Chính Người đã chuẩn bị và thành lập Quốc tế cộng sản (QTCS) – Tổ chức quốc tế của các Đảng Cộng sản có sự tham gia lần đầu tiên của các dân tộc thuộc địa. Người đã đề ra Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, coi vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức là trọng tâm của đời sống cộng sản quốc tế, là điều kiện được ghi trong Điều lệ để kết nạp các Đảng Cộng sản vào QTCS.

    Giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân là nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản toàn thế giới lãnh đạo quần chúng nhân dân các thuộc địa. Giải phóng các dân tộc khỏi ách thống trị thực dân là nhiệm vụ trọng tâm của thời đại mới.

    Là người tiếp thu học thuyết Mác – Lênin, là người có thực tiễn hoạt động phong phú trong QTCS, từng khảo sát tại các nước tư bản đế quốc nhiều thuộc địa, lớn mạnh nhất đến các nước thuộc địa lạc hậu nhất, Hồ Chí Minh đã vận dụng lý luận và thực tiễn vào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

    Với những hoạt động không mệt mỏi trong 1/4 thế kỷ (từ năm 1920-1945) Hồ Chí Minh đã biến học thuyết Lênin trở thành hiện thực, điều mà trước đó Lênin vĩ đại đã bổ sung, sáng tạo biến học thuyết Mác – Ăngghen trở thành hiện thực thể hiện qua cách mạng Nga. Là người hiểu và trung thành trong đấu tranh bảo vệ và kiên trì tổ chức thực hiện tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, sau khi gia nhập gia đình cộng sản, Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Người trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản – bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Người trực tiếp đề ra chiến lược, sách lược và phương thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tổ chức, lãnh đạo chuẩn bị xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lãnh đạo chớp thời cơ một cách mau lẹ chính xác làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.

    Bình luận

Viết một bình luận