hãy trả lời hết nghệ thuật, PTBĐ, nội dung, ví dụ nghệ thuật,.. của các bài đọc hiểu lớp 6 tập 2
0 bình luận về “hãy trả lời hết nghệ thuật, PTBĐ, nội dung, ví dụ nghệ thuật,.. của các bài đọc hiểu lớp 6 tập 2”
1.Bài học đường đời đầu tiên (tríchDế Mèn phiêu lưu kí)
-Tác giả : Tô Hoài
-Thể loại : Truyện đồng thoại
– PTBD Chính : tự sự
-Nội dung : Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.
2.Sông nước Cà Mau (tríchĐất rừng phương Nam)
-Tác giả : Đoàn Giỏi
-Thể loại : Truyện dài
-PTBD : miêu tả + thuyết minh
– Nội dung : Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.
3.Bức tranh của em gái tôi
– Tác giả: Tạ Duy Anh
– Thể loại : Truyện ngắn
– PTBD : tự sự
– Nội dung :Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.
4.Vượt thác (tríchQuê nội)
– Tác giả : Võ Quảng
– Thể loại :Truyện dài
– PTBD : miêu tả
– Nội dung : Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.
5. Buổi học cuối cùng
– Tác giả :An -phông-xơ Đô-đê.
-Thể loại :Truyện ngắn
– PTBD : tự sự
-Nội dung : Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
6.Cô Tô
– Tác giả : Nguyễn Tuân
– Thể loại : Kí
– PTBD: miêu tả
– Nội dung : Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.
7.Cây tre Việt Nam
– Tác giả : Thép Mới
– TL : Kí
– ND : Cây tre – người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
8.Lòng yêu nước
-TG : I-li-a Ê-ren-bua
– TL: Kí
– PTBD : miêu tả + biểu cảm
-ND: Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
9.Lao xao (tríchTuổi thơ im lặng)
-TG: Duy Khán
– TL : Kí
– ND : Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam. Đất rừng phương Nam xuất bản vào năm 1957.
– Thể loại: Truyện.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cảnh quang độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn trù phú, tấp nập họp ngay trên mặt sông.
– nội dung và nghệ thuật: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
*Bức tranh của em gái tôi:
– Tác giả: Tạ Duy Anh.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự.
– Thể loại: Truyện ngắn.
– Tóm tắt nội dung: Tài năng, tâm hồn trong sáng và long nhân hậu của cô e gái có năng khiếu hội hoạ đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự ái, đố kị và sự tự ti của mình.
– Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trongn sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
– Liên hệ thực tế:Qua nội dung văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh, em rút ra bài học gì về cách cư xử với anh chị em trong nhà?
Trả lời
– Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẵn sang giúp đỡ anh chị em nhất là trong hoàn cảnh khó khan:
+ Đối xử chân thành, không đố kị, ganh ghét với anh chị em trong gia đình.
+ Cư xử đúng mực và tôn trọng trong cách xưng hô, lời nói, hành động.
+ Cần biết tha thứ với những lỗi lầm thiếu sót của anh chị em và biết khắc phục những yếu kém của bản thân để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
*Vượt thác:
– Tác giả: Võ Quảng.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê Nội. Truyện Quê Nội sáng tác năm 1974.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Thể loại: Truyện.
– Tóm tắt nội dung: Hành trình ngược sông Thu Bồn, vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy.
– Nội dung và nghệ thuật: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dung và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
– Liên hệ thực tế: Nêu nội dung, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.Trả lời
– Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư
– Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
– Tác dụng: những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: ” Dượng Hương Thư với hiệp sĩ… hùng vĩ” nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.
*Buổi học cuối cùng:- Tác giả: An – phông – xơ Đô – đê- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện Buổi học cuối cùng sáng tác năm 1872, lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An – dát và Lo – ren giupas biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức.- Thể loại: Truyện ngắn. – Phương thức biểu đạt: Tự sự.- Tóm tắt nội dung: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha – men qua cái nhìn và tâm trạng của cậu bé Phrăng.- Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha – men, truyện đãn thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha – men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.- Liên hệ thực tế: Trong truyện, thầy Ha – men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?Trả lời
Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do. *Cô Tô
– Tác giả: Nguyễn Tuân.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả
– Tóm tắt nội dung: Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
– nội dung và nghệ thuật: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
– Liên hệ thực tế:
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
Trả lời
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
⟶ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
⟶ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt nước biển thêm lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và bầy cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão thì nay lưới lại càng thêm mẻ cá giã đôi.”
a) tìm phép tu từ ẩn dụ trong đoạn văn sau.
b) nêu nội dung chính của đoạn văn.
c) Đoạn văn có sử dụng rất nhiều tính từ giàu giá trị biểu cảm. Hãy chỉ ra các từ đó và nêu tác dụng.
Trả lời
a) Phép tu từ ẩn dụ: vàng giòn, xanh mượt.
b) Vẻ đẹp bao la, trong sáng, tinh khôi của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua.
c) – Các tính từ giàu giá trị biểu cảm: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
– Tác dụng:
+ Làm cho câu văn thêm sinh động.
+ Làm cho nội dung bài văn đầy đủ hơn.
+ Các sự vật được kết hợp với các tính từ trên sẽ rõ ràng.
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, thiên nhiên trên quần đảo Cô Tô.
*Cây tre Việt Nam:
– Tác giả: Thép Mới.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu.
– Nội dung và nghệ thuật: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
– Liên hệ thực tế: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
a) Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Trả lời
a) Biện pháp tu từ: Nhân hoá.
– Tác dụng: Khẳng định sự gắn bó máu thịt của cây tre với nhân dân Việt Nam, đồng thời ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre.
b) Đoạn văn trên cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với người dân Việt Nam. Tre như là người bạn thân của người dân Việt Nam, tre sống thuỷ chung, keo sơn, gắn bó thắm thiết với dân tộc Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Tre với bao phẩm chất cao quý, là biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
*Bức thư của thủ lĩnh da đỏ:
– Tác giả: Xi – at – tơn.
– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng – kiln Pi – ơ – xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi – at – tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
– Thể loại: Văn bản nhật dụng.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Qua bức thư, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã gửi gắm đến tổng thống Mĩ một thông điệp mang ý nghĩa to lớn, phủ sóng toàn nhân loại: Con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
– Nội dung và nghệ thuật: Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – kiln, thủ lĩnhh người da đỏ Xi – át – tơn, bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
– Liên hệ thực tế:
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
Trả lời
Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:
– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
– Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.
– Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
Thơ:
*Đêm nay Bác không ngủ:
– Tác giả: Minh Huệ.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1951, dựa trên sự kiện có thật: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
*Lượm:
– Tác giả: Tố Hữu.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Lượm được sáng tác vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Nội dung và nghệ thuật: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
1.Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
-Tác giả : Tô Hoài
-Thể loại : Truyện đồng thoại
– PTBD Chính : tự sự
-Nội dung : Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.
2.Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)
-Tác giả : Đoàn Giỏi
-Thể loại : Truyện dài
-PTBD : miêu tả + thuyết minh
– Nội dung : Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.
3.Bức tranh của em gái tôi
– Tác giả: Tạ Duy Anh
– Thể loại : Truyện ngắn
– PTBD : tự sự
– Nội dung :Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.
4.Vượt thác (trích Quê nội)
– Tác giả : Võ Quảng
– Thể loại :Truyện dài
– PTBD : miêu tả
– Nội dung : Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.
5. Buổi học cuối cùng
– Tác giả :An -phông-xơ Đô-đê.
-Thể loại :Truyện ngắn
– PTBD : tự sự
-Nội dung : Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
6.Cô Tô
– Tác giả : Nguyễn Tuân
– Thể loại : Kí
– PTBD: miêu tả
– Nội dung : Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.
7.Cây tre Việt Nam
– Tác giả : Thép Mới
– TL : Kí
– ND : Cây tre – người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
8.Lòng yêu nước
-TG : I-li-a Ê-ren-bua
– TL: Kí
– PTBD : miêu tả + biểu cảm
-ND: Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
9.Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)
-TG: Duy Khán
– TL : Kí
– ND : Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
@heliphan02
$chúcbanhoctot$
*Sông nước Cà Mau:
– Tác giả: Đoàn Giỏi.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam. Đất rừng phương Nam xuất bản vào năm 1957.
– Thể loại: Truyện.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cảnh quang độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn trù phú, tấp nập họp ngay trên mặt sông.
– nội dung và nghệ thuật: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
*Bức tranh của em gái tôi:
– Tác giả: Tạ Duy Anh.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự.
– Thể loại: Truyện ngắn.
– Tóm tắt nội dung: Tài năng, tâm hồn trong sáng và long nhân hậu của cô e gái có năng khiếu hội hoạ đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự ái, đố kị và sự tự ti của mình.
– Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trongn sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
– Liên hệ thực tế: Qua nội dung văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh, em rút ra bài học gì về cách cư xử với anh chị em trong nhà?
Trả lời
– Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẵn sang giúp đỡ anh chị em nhất là trong hoàn cảnh khó khan:
+ Đối xử chân thành, không đố kị, ganh ghét với anh chị em trong gia đình.
+ Cư xử đúng mực và tôn trọng trong cách xưng hô, lời nói, hành động.
+ Cần biết tha thứ với những lỗi lầm thiếu sót của anh chị em và biết khắc phục những yếu kém của bản thân để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
*Vượt thác:
– Tác giả: Võ Quảng.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê Nội. Truyện Quê Nội sáng tác năm 1974.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Thể loại: Truyện.
– Tóm tắt nội dung: Hành trình ngược sông Thu Bồn, vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy.
– Nội dung và nghệ thuật: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dung và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
– Liên hệ thực tế: Nêu nội dung, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.Trả lời
– Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư
– Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
– Tác dụng: những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: ” Dượng Hương Thư với hiệp sĩ… hùng vĩ” nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.
*Buổi học cuối cùng:- Tác giả: An – phông – xơ Đô – đê- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện Buổi học cuối cùng sáng tác năm 1872, lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An – dát và Lo – ren giupas biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức.- Thể loại: Truyện ngắn. – Phương thức biểu đạt: Tự sự.- Tóm tắt nội dung: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha – men qua cái nhìn và tâm trạng của cậu bé Phrăng.- Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha – men, truyện đãn thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha – men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.- Liên hệ thực tế: Trong truyện, thầy Ha – men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?Trả lời
Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
*Cô Tô
– Tác giả: Nguyễn Tuân.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả
– Tóm tắt nội dung: Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
– nội dung và nghệ thuật: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
– Liên hệ thực tế:
Trả lời
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
⟶ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
⟶ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Trả lời
– Tác dụng:
+ Làm cho câu văn thêm sinh động.
+ Làm cho nội dung bài văn đầy đủ hơn.
+ Các sự vật được kết hợp với các tính từ trên sẽ rõ ràng.
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, thiên nhiên trên quần đảo Cô Tô.
*Cây tre Việt Nam:
– Tác giả: Thép Mới.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu.
– Nội dung và nghệ thuật: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
– Liên hệ thực tế: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
Trả lời
– Tác dụng: Khẳng định sự gắn bó máu thịt của cây tre với nhân dân Việt Nam, đồng thời ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre.
*Bức thư của thủ lĩnh da đỏ:
– Tác giả: Xi – at – tơn.
– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng – kiln Pi – ơ – xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi – at – tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
– Thể loại: Văn bản nhật dụng.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Qua bức thư, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã gửi gắm đến tổng thống Mĩ một thông điệp mang ý nghĩa to lớn, phủ sóng toàn nhân loại: Con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
– Nội dung và nghệ thuật: Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – kiln, thủ lĩnhh người da đỏ Xi – át – tơn, bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
– Liên hệ thực tế:
Trả lời
Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:
– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
– Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.
– Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
*Đêm nay Bác không ngủ:
– Tác giả: Minh Huệ.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1951, dựa trên sự kiện có thật: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
*Lượm:
– Tác giả: Tố Hữu.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Lượm được sáng tác vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Nội dung và nghệ thuật: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.