hãy trình bày bản chất và sự hiểu biết của em về bộ máy nhà nước , nước CHXHCN việt nam ? trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng xây dựng bộ máy

hãy trình bày bản chất và sự hiểu biết của em về bộ máy nhà nước , nước CHXHCN việt nam ? trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng xây dựng bộ máy nhà nước . GIÚP MÌNH VỚI MAI THI ÒI

0 bình luận về “hãy trình bày bản chất và sự hiểu biết của em về bộ máy nhà nước , nước CHXHCN việt nam ? trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng xây dựng bộ máy”

  1. Về bản chất: nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

    – Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

     Dân chủ  thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

    – Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

    + Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện

    + Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước 

    + Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước

    + Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

    Trách nhiệm công dân:

    – Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    – Tích cực tham ia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

    – Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật

    – Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

    Chúc cậu học tốt!!!

    Bình luận

Viết một bình luận