Hãy trình bày những hiểu biết và cảm nhận của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu (Ngắn thôi nha, không cần dài dòng :3)

Hãy trình bày những hiểu biết và cảm nhận của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu (Ngắn thôi nha, không cần dài dòng :3)

0 bình luận về “Hãy trình bày những hiểu biết và cảm nhận của em về nhà yêu nước Phan Bội Châu (Ngắn thôi nha, không cần dài dòng :3)”

  1.                                                             Bài làm                                                             

    Bằng bút pháp miêu tả tài tình, ngoài bút sắc sảo, nhân vật Phan Bội Châu trong tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, hiện lên thật đẹp, thể hiện bản lĩnh cứng cảo của nhà yêu nước với một kẻ đại diện của những kẻ đi xâm lược. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa. Không chỉ vậy, nhà văn còn để nhân vật hiện lên qua lời kể của hai nhân vật khác: anh lính dõng An Nam và một nhân chứng mà tác giả “xin chẳng dám nêu tên”.Theo lời anh lính dõng, anh thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ. Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, theo lời của nhân chứng tưởng tượng khác : Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chưa thêm: “cái đó thì có thể”.

    Bình luận
  2. Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

    Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

    Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí

    Bình luận

Viết một bình luận