Hãy vẽ quá trình giảm phâm 1 và 2 khi 2n=8

Hãy vẽ quá trình giảm phâm 1 và 2 khi 2n=8

0 bình luận về “Hãy vẽ quá trình giảm phâm 1 và 2 khi 2n=8”

  1. Điều cơ bản nhất khi phân biệt tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ đó là tính chất trang trí và đồ họa của từng dòng tranh.

    Tranh Hàng Trống vừa có tính chất trang trí vừa có tính chất hội họa, khác rất nhiều với tranh Đông Hồ nói riêng và các dòng tranh dân gian của các làng khác nói chung. Trong nghệ thuật dân gian của chúng ta, tranh Hàng Trống và nghệ thuật điêu khắc đình làng có một điểm chung rất rõ nét. Nếu như điêu khắc dân gian (có thể nói là nghệ thuật cổ truyền nhất của Việt Nam) có những chạm nổi và xoáy xuống dưới để tạo chiều sâu, thì tranh Hàng Trống, ngay trên mặt phẳng đã gợi được độ nông sâu của điêu khắc, của hình khối. Thưởng thức một bức tranh Hàng Trống đem lại cảm giác gần giống với thưởng thức nghệ thuật điêu khắc dân tộc, trên mặt phẳng người ta thấy có chiều sâu, mà cái chiều sâu lại uyển chuyển, làm cho khối điêu khắc càng trở nên mềm mại. Điều ấy chỉ duy nhất tranh Hàng Trống làm được, khác biệt hoàn toàn với tranh dân gian Đông Hồ và các dòng tranh khác. Tranh Đông Hồ và tranh của các làng khác thì chất đồ họa nhiều hơn, chủ yếu là nét, màu là màu bẹt và không gợi khối.
    Nói bằng ngôn ngữ hiện đại, có thể hình dung tranh Đông Hồ là hình ảnh 2D, không có các hiệu ứng về tạo hình trong khi tranh Hàng Trống đã tiến gần tới cái 3D, gợi được khối ba chiều và có chiều sâu.

    2/ Kỹ thuật in

    Một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự khác biệt cơ bản của tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ, đó là ở kỹ thuật in.
    Tranh Đông Hồ in hoàn toàn bằng ván khắc, không dùng bút để vẽ hay tô màu. Đầu tiên người ta tải màu lên mâm màu, sau đó ấn ván khắc vào mâm màu để màu “ngậm” lên trên nét vẽ và bản khắc gỗ. Khi in, người ta dùng ván in đã ngậm màu ấn lên giấy điệp. Mỗi lần in một màu, các màu phải khít với nhau. Tranh Đông Hồ là nghệ thuật in tranh thủ công, bức tranh hoàn thành là do sự ghép lại của các mảng màu in theo đúng trình tự nhất định.Khác với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in, nửa vẽ. Chỉ có duy nhất một ván khắc, tạo thành xương cốt cho bức tranh, còn lại màu sắc hay các chi tiết trong tranh lại do bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làm nên. Sau khi đã có được bản in hoàn chỉnh thì người vẽ tranh dùng bút lông chấm màu để tô lên từng mảng màu đậm nhạt, tùy theo nội dung và đường nét. Cách tô màu của tranh Hàng Trống cũng hết sức đặc biệt. Một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước, khiến cho nét bút khi đặt xuống mặt giấy đã có hai sắc độ đậm nhạt khác nhau. Đó chính là kỹ thuật cản màu để tạo nông sâu hiệu quả cho bức tranh.

     3/ Giấy in và màu sắc

    Giấy in và màu sắc có thể coi là hai yếu tố tạo nên nét độc đáo và ấn tượng đặc biệt ở tranh Đông Hồ. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),… Đây là những màu cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thông thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, chân quê (màu lá, màu đất), thể hiện những nét mộc mạc mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.Tranh Hàng Trống thì được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ hoặc giấy báo. Màu sắc trong tranh Hàng Trống cũng có những nét riêng so với các dòng tranh. Do được vẽ tay nên màu sắc trong tranh Hàng Trống phong phú và rực rỡ hơn. Các màu được sử dụng không hoàn toàn là màu tự nhiên, mà còn có thêm màu phẩm. Hai màu đặc trưng riêng cho nghệ thuật tranh Hàng Trống chính là màu xanh da trời và hồng điều. Màu phẩm đó đã làm nên một thần thái riêng. Các màu tươi khác như đỏ, cam, vàng thư, xanh lá cây… cũng được vận dụng. Tuy nhiên tất cả các màu đó được sử dụng một cách tài tình với hệ thống nét đen của màu tự nhiên lấy từ than lá tre ủ kỹ, khiến cho các tác phẩm tranh Hàng Trống vô cùng rực rỡ cuốn hút nhưng cũng không kém phần tao nhã, tinh tế.

    4/ Đề tài

    Các dòng tranh dân gian nói chung trước hết ra đời là để phục vụ nhu cầu về tôn giáo, do đó tranh Thờ là đề tài chung mà cả tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ đều khai thác. Sau khi nhu cầu về tín ngưỡng được đáp ứng đầy đủ thì tùy theo sinh hoạt của từng vùng mà nghệ nhân vẽ các đề tài về sinh hoạt xã hội có tính chất địa phương. Và trên cơ sở những sinh hoạt xã hội ấy mà có những đề tài đặc biệt chỉ dòng tranh ấy sáng tác. Như tranh Đông Hồ có “Đánh ghen”, “Hứng dừa”, “Đánh vật”, “Rước trống”… là những đề tài phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân quê. Trong khi đó tranh Hàng Trống có các đề tài sinh hoạt xã hội ca ngợi thuần phong mỹ tục của dân tộc như “Múa rồng”, “Múa lân”… và các đề tài sinh hoạt xã hội trong thời kỳ Hà Nội thuộc Pháp như “Duyệt binh”, “Hội Tây”…

    5/ Kích thước

    Để đáp ứng được nhu cầu chơi tranh của giới thị thành, bên cạnh kỹ thuật khắc gỗ đạt đến trình độ tuyệt xảo, sử dụng màu sắc phong phú và họa tiết tinh tế, tỉ mỉ, thì kích thước tranh Hàng Trống cũng thường rất lớn so với tranh Đông Hồ (do tư gia rộng rãi hơn so với người dân vùng quê). Ví dụ như tranh “Cá chép trông trăng” của Hàng Trống kích thước 60×145 cm, còn Đông Hồ chỉ là 25×37 cm.

    6/ Đối tượng chơi tranh và người vẽ tranh

    Mỗi dòng tranh xuất phát từ một vùng khác nhau nên do đó, phục vụ một đối tượng chơi tranh nhất định. Nếu như tranh Đông Hồ được nuôi dưỡng từ một làng quê nhỏ trên đất quan họ Bắc Ninh thì cái nôi của tranh Hàng Trống lại nằm ở xứ kinh kỳ Thăng Long. Vì thế, khác với tranh Đông Hồ do người nông dân vẽ và thường để phục vụ cho nhu cầu của chính những người dân ở quê, tranh Hàng Trống mang một bản sắc riêng và thẩm mĩ của dân thị thành. Và những người tạo ra tranh Hàng Trống thường là tầng lớp tri thức, nghệ nhân.

    Bình luận

Viết một bình luận