Hãy viết đoạn văn tự sự về Hai Bà Trưng * CẦN GẤP * Ko chép mạng

Hãy viết đoạn văn tự sự về Hai Bà Trưng
* CẦN GẤP *
Ko chép mạng

0 bình luận về “Hãy viết đoạn văn tự sự về Hai Bà Trưng * CẦN GẤP * Ko chép mạng”

  1. Nhắc tới Hai Bà Trưng là ta nhắc tới chiến công anh dũng của hai bà đánh đuổi giặc nhà Hán chà đạp lên nhân dân ta. Chuyện kể về hai bà là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ở Mê Linh. Họ vốn có tài năng võ nghệ từ nhỏ và sớm nuôi ý định giành lại non sông. Trưng Trắc lấy chồng tên Thi Sách, là lạc tướng. Thái thú Tô Định thời ấy là thứ sử giao châu đã giết chết Thi Sách. Nuôi mối hận thù, hai bà đứng lên khởi nghĩa vời lời thề son sắt:” Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ hùng/ Ba kẻo oan ức lòng chồng / Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Từ đó, hai bà tập hợp nghĩa quân, phất cờ khởi nghĩa vì nghiệp lớn.  Đoàn quân khởi nghĩa hùng mạnh, chiến đấu anh dũng. Sau bao khó nhọc, họ đã giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Nước ta thoát khỏi áp bức. Hai bà  lên ngôi, tự xưng Trưng Nữ Vương. Năm 43,  Mã Viện, đại tướng của nhà Hán được cử sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Dù chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh nên quân ta thất bại. Để bảo toàn danh dự, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Dân ta lại một lần nữa bị kẻ thù đô hộ. 

    Bình luận
  2. Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

    Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

    Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

    Bình luận

Viết một bình luận