Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích 4 câu thơ cuối bài thơ khi con tu hú trong đó có dùng 1 câu cảm thán

Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích 4 câu thơ cuối bài thơ khi con tu hú trong đó có dùng 1 câu cảm thán

0 bình luận về “Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích 4 câu thơ cuối bài thơ khi con tu hú trong đó có dùng 1 câu cảm thán”

  1. Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôiNgột làm sao chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu

    Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng “Ta nghe hè dậy bên lòng”. Nhịp thơ đang đều đều, êm ái . Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột… Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Than ôi mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người.

    Chú thích : câu cảm thán là câu có dòng chữ in nghiêng

    Bình luận
  2. Nhà thơ Tố Hữu chắc hẳn là một nhà thơ vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Bài thơ ” Khi con tu hú” của ông vô cùng nổi tiếng , thể hiện phong cách thơ của chiến sĩ cách mạng. Than ôi ! Tiếng chim tu hú biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do đầy ám ảnh đối với người tù cộng sản. Tiếng chim tu hú ở 4 câu thơ cuối bài khiến cho người tù chìm đắm trong sự đau khổ, khiến người tù bực bội vì chưa thể thoát khỏi giam cầm, tù đày chết chóc. Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài. Đó chính là sự khao khát được tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ ” Con chim tú hú ngoài trời cứ kêu” như giục giã đốt nóng tâm can dữ dỗi vì ngoài kia náo nức mà mình phải chịu cảnh tù túng. Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, tiếng nói cách mạng, thể hiện một nguồn sôi sục của người tù cách mạng. Những câu thơ mạng lại đậm nét của cuộc sống người tù cách mạng. 

    Bình luận

Viết một bình luận