Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về thân phận của người nông dân trong xã hội xưa qua Nhân vật lão hạc trong đoạn văn có sử dụng một từ tượng thanh một chọn từ cho biết đã viết đoạn văn ấy bằng cách nào
Giúp vs ạ ………
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về thân phận của người nông dân trong xã hội xưa qua Nhân vật lão hạc trong đoạn văn có sử dụng một từ tượng thanh một chọn từ cho biết đã viết đoạn văn ấy bằng cách nào
Giúp vs ạ ………
Hình tượng người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam từ xưa tớii nay.Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc,…
“Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài; “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nỗi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đổ:
“Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó. Như vậy ta thấy người nông dân trong xã hội xưa là những con người khốn cùng. Họ sống dưới đáy xã hội với cuộc sống lam lũ khổ cực, dù học có than khóc đến đâu cũng chẳng ai nghe, chẳng ai đoái hoài đến. Xót xa làm sao!