hãy viết nội dung bài học từ bài 1 đến bài 12

hãy viết nội dung bài học từ bài 1 đến bài 12

0 bình luận về “hãy viết nội dung bài học từ bài 1 đến bài 12”

  1. BÀI 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 

    * KHÁI NIỆM 

    • Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
    • Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

    *BIỂU HIỆN  Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động ủng hộ và bảo vệ điều đúng đắn của con người.

    * Ý NGHĨA 

    • Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
    • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
    • Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

    Bài 2: Liêm khiết

    * Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.

    * Ý nghĩa: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người  thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. 

    Bài 3: Tôn trọng người khác

    * Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

    * Ý nghĩa:

    • Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
    • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

    * Trách nhiệm học sinh:

    • Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
    • Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

    Bài 4: Giữ chữ tín

    * Khái niệm: giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

    * Ý nghĩa: Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

    * Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.

    Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

    * Khái niệm:

    • Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
    • Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống.

    * Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật: Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

    * Ý nghĩa:

    • Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất
    • Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

    Bài 6: Xây DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH 

    * KHÁI NIỆM 

    • Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

    ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH 

    • Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
    • Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
    • Chân thành, tin cậy lẫn nhau.
    • Có trách nhiệm đối với nhau.
    • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

    * Ý NHĨA 

    • Cảm thấy ấm áp tự tin . Yêu cuộc sống hơn .
    • Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn .

    * Khi quan hệ tình bạn KHÁC GIỚI 

    • Tránh đối xử với nhau suồng xã , thiếu tế nhị , tránh vô tình hay cố ý gán ghép với nhau trong quan hệ bạn bè khác giới
    • Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo lẫn nhau khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới .
    • Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nhau
    • Tránh thái độ lấp lửng mập mờ dễ gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến . 

    BÀI 7 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CHỊ VÀ XÃ HỘI 

    * Khái niệm:

    • Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng vàhoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người .

    * Ý NHĨA 

    • Hoạt động chính trị – xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ , rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

    * HS RÈN LUYỆN 

    • HS cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm , niềm tin trong sáng, rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..

    Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HOIE CÁC DÂN TỘC KHÁC 

    *KHÁI NIỆM 

    • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền , lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc ; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế,văn hóa ,xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình .

    *Ý NGHĨA 

    • Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế,khoa học-kỹ thuật, văn hóa,nghệ thuật , những công trình đặc sắc,những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.
    • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc .

    *RÈN LUYỆN 

    • Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

    Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 

    *Khái niệm:

    • Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống ở một khu vực, lãnh thổ, đơn vị hành chính nhất định. Họ có mối quan hệ chặt chẽ khắn khít với  nhau.

    *BIỂU HIỆN 

    • Tham gia xóa đói giảm nghèo
    • Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn
    • Động viên con cháu đến trường đi học
    • Giữ gìn vệ sinh
    • Phòng chống tệ nạn xã hội
    • Bài trừ mê tín dị đoan

    *BIỆN PHÁP GÓP PHẦN XÂY DƯNG NẾP SỐNG VĂN MINH

    • Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
    • Xây đựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh phong phú.
    • Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ
    • Xây dựng tình đoàn kết làng xóm
    • Giữ gìn trật tự an ninh
    • Vệ sinh môi trường
    • Giữ gìn kỉ cương pháp luật

    *HỌC SINH RÈN LUYỆN

    • Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị em và bà con làng xóm,.
    • Chăm chỉ học tập
    • Tham gia các hoạt động xã hội
    • Quan tâm giúp đỡ những người khó khăn
    • Tránh xa tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan
    • Thực hiện nếp sống văn minh

    Bài 10: TỰ LẬP 

    *Khái niệm:

    • Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

    *Biểu hiện

    • Tự tin.
    • Bản lĩnh.
    • Vượt khó khăn gian khổ.
    • Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ.

    *Ý nghĩa:

    • Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
    • Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

    *Học sinh rèn luyện:

    • Rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
    • Rèn luyện lúc đi học.
    • Rèn luyện lúc đi làm.

    Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

    * Khái niệm:

    • Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.
    • Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

    * Biểu hiện:

    • Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.
    • Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.
    • Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc

    * Ý nghĩa:

    • Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục,
    • Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,
    • Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

    * Rèn luyện: Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập 

    BÀI 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA MẸ 

    • Nuôi dạy các con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.
    • Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, em buộc con phải làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.

    2. Quyền và nghĨA VỤ ÔNG BÀ 

    • Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
    • Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi 
    • QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CON CHÁU 
    • Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
    • Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là những khi cha mẹ, ông bà đau ốm, bệnh tật.
    • Cấm ngược đãi và có hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ.

    Bình luận
  2. Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

    * Khái niệm:

    • Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
    • Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

    * Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động ủng hộ và bảo vệ điều đúng đắn của con người.

    * Ý nghĩa:

    • Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
    • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
    • Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

    Bài 2: Liêm khiết

    * Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.

    * Ý nghĩa: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người  thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. 

    Bài 3: Tôn trọng người khác

    * Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

    * Ý nghĩa:

    • Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
    • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

    * Trách nhiệm học sinh:

    • Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
    • Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

    Bài 4: Giữ chữ tín

    * Khái niệm: giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

    * Ý nghĩa: Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

    * Cách rèn luyện: Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.

    Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

    * Khái niệm:

    • Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
    • Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống.

    * Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật: Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

    * Ý nghĩa:

    • Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất
    • Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

    Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

    * Khái niệm:

    • Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

    * Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

    • Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
    • Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
    • Chân thành, tin cậy lẫn nhau.
    • Có trách nhiệm đối với nhau.
    • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

    * Ý nghĩa:

    • Cảm thấy ấm áp tự tin . Yêu cuộc sống hơn .
    • Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn .

    * Khi quan hệ tình bạn khác giới chúng ta cần lưu ý :

    • Tránh đối xử với nhau suồng xã , thiếu tế nhị , tránh vô tình hay cố ý gán ghép với nhau trong quan hệ bạn bè khác giới
    • Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo lẫn nhau khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới .
    • Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nhau
    • Tránh thái độ lấp lửng mập mờ dễ gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến . 

    Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

    * Khái niệm:

    • Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng vàhoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người .

    * Ý nghĩa:

    • Hoạt động chính trị – xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ , rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

    * Học sinh rèn luyện

    • HS cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm , niềm tin trong sáng, rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..

    Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

    *Khái niệm:

    • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền , lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc ; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế,văn hóa ,xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình .

    *Ý nghĩa:

    • Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế,khoa học-kỹ thuật, văn hóa,nghệ thuật , những công trình đặc sắc,những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển.
    • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc .

    *Rèn luyện:

    • Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

    Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư

    *Khái niệm:

    • Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống ở một khu vực, lãnh thổ, đơn vị hành chính nhất định. Họ có mối quan hệ chặt chẽ khắn khít v?i nhau.

    *Biểu hiện:

    • Tham gia xóa đói giảm nghèo
    • Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn
    • Động viên con cháu đến trường đi học
    • Giữ gìn vệ sinh
    • Phòng chống tệ nạn xã hội
    • Bài trừ mê tín dị đoan

    *Biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn minh

    • Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
    • Xây đựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh phong phú.
    • Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ
    • Xây dựng tình đoàn kết làng xóm
    • Giữ gìn trật tự an ninh
    • Vệ sinh môi trường
    • Giữ gìn kỉ cương pháp luật

    *Học sinh rèn luyện:

    • Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị em và bà con làng xóm,.
    • Chăm chỉ học tập
    • Tham gia các hoạt động xã hội
    • Quan tâm giúp đỡ những người khó khăn
    • Tránh xa tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan
    • Thực hiện nếp sống văn minh

    Bài 10: Tự lập

    *Khái niệm:

    • Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

    *Biểu hiện

    • Tự tin.
    • Bản lĩnh.
    • Vượt khó khăn gian khổ.
    • Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ.

    *Ý nghĩa:

    • Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
    • Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

    *Học sinh rèn luyện:

    • Rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
    • Rèn luyện lúc đi học.
    • Rèn luyện lúc đi làm.

    Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

    * Khái niệm:

    • Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.
    • Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

    * Biểu hiện:

    • Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.
    • Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.
    • Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc

    * Ý nghĩa:

    • Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục,
    • Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,
    • Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

    * Rèn luyện: Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

    Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

    1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

    • Nuôi dạy các con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.
    • Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, em buộc con phải làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.

    2. Quyền và nghĩa vụ của ông bà

    • Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
    • Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.

    3. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu

    • Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
    • Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là những khi cha mẹ, ông bà đau ốm, bệnh tật.
    • Cấm ngược đãi và có hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ.

    Bình luận

Viết một bình luận