Hệ thống lại tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật các văn bản, truyện kí đã học ( lớp 8 )
0 bình luận về “Hệ thống lại tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật các văn bản, truyện kí đã học ( lớp 8 )”
tên văn bản Tôi Đi Học tác giả Thanh Tịnhnăm sáng tác năm 1941thể loại truyện ngắnnội dung là những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm tên văn bản Trong Lòng Mẹ tên tác giả Nguyên Hồng năm sáng tác năm 1940 thể loại hồi ký nội dung là là nỗi cay đắng tủi cực của tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng đã xa mẹ khi được nằm trong lòng mẹnghệ thuật tự sự kết hợp trữ tình và tâm trạng nồng nàn mãnh liệt tên văn bản Tức Nước Vỡ Bờ tên tác giả Ngô Tất Tố năm sáng tác năm 1939thể loại truyện tiểu thuyếtnội dung vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân ca ngợi phẩm chất cao quý của chị Dậunghệ thuật ngòi bút hiện thực xây dựng tình huống truyện bất ngờ miêu tả nội dung hành động và ngôn ngữ tương phản tên văn bản Lão Hạctên tác giả Nam Caonăm sáng tác năm 1943thể loại truyện ngắnnội dung số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân khổ và thái độ trân trọng của tác giả đối với họnghệ thuật đặc sắc nghệ thuật đặc sắc miêu tả và phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật
+ Xuất xứ: Năm 1940. Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả.
+ Giá trị nội dung: Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và khao khát tình thương yêu; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn “trong lòng mẹ”, Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu. Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, một xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản.
+ Giá trị nghệ thuật: Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật. Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.
– Tức nước vỡ bờ
+ Tác giả: Ngô Tất Tố
+ Xuất xứ: Năm 1939. Tức nước vỡ bờ là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
+ Giá trị nội dung: Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Giá trị nghệ thuật: Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
– Lão Hạc
+ Tác giả: Nam Cao
+ Xuất xứ: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
+ Giá trị nội dung: Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.
+ Giá trị nghệ thuật: Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính. Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
tên văn bản Tôi Đi Học tác giả Thanh Tịnhnăm sáng tác năm 1941thể loại truyện ngắnnội dung là những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
tên văn bản Trong Lòng Mẹ tên tác giả Nguyên Hồng năm sáng tác năm 1940 thể loại hồi ký nội dung là là nỗi cay đắng tủi cực của tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng đã xa mẹ khi được nằm trong lòng mẹnghệ thuật tự sự kết hợp trữ tình và tâm trạng nồng nàn mãnh liệt
tên văn bản Tức Nước Vỡ Bờ tên tác giả Ngô Tất Tố năm sáng tác năm 1939thể loại truyện tiểu thuyếtnội dung vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân ca ngợi phẩm chất cao quý của chị Dậunghệ thuật ngòi bút hiện thực xây dựng tình huống truyện bất ngờ miêu tả nội dung hành động và ngôn ngữ tương phản
tên văn bản Lão Hạctên tác giả Nam Caonăm sáng tác năm 1943thể loại truyện ngắnnội dung số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân khổ và thái độ trân trọng của tác giả đối với họ nghệ thuật đặc sắc nghệ thuật đặc sắc miêu tả và phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật
– Trong lòng mẹ
+ Tác giả: Nguyên Hồng
+ Xuất xứ: Năm 1940. Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả.
+ Giá trị nội dung: Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và khao khát tình thương yêu; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn “trong lòng mẹ”, Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu. Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, một xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản.
+ Giá trị nghệ thuật: Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật. Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.
– Tức nước vỡ bờ
+ Tác giả: Ngô Tất Tố
+ Xuất xứ: Năm 1939. Tức nước vỡ bờ là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
+ Giá trị nội dung: Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Giá trị nghệ thuật: Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
– Lão Hạc
+ Tác giả: Nam Cao
+ Xuất xứ: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
+ Giá trị nội dung: Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.
+ Giá trị nghệ thuật: Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính. Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Cho mình xin ctlhn nếu đc nha
-HỌC TỐT-