HELP ME PLSS!
Câu 1: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.
Câu 3: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Bn nào tl nhanh thì mk cảm ơn, ctlhn và vote 5 nhé.
Câu 1:
– Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.
– Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.
Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.
Câu 2 :
– Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.
– Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…
– Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.
– Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.
– Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.
Câu 3:
-Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
-Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
-Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
-Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
-Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
-Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Chúc bạn học tốt
xin ctlhn
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
– Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
+ Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
+ Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.
Câu 2:
– Vai trò của lưỡng cư đối với con người:
+ Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.
+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng muỗi, ruồi,…
+ Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.
+ Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.
Câu 3:
– Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
+ Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.
+ Chi trước trở thành cánh: để bay.
+ Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
+ Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
+ Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
+ Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.
+ Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh