Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay và suy nghĩ của anh chị chị
0 bình luận về “Hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay và suy nghĩ của anh chị chị”
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.
Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc “bệnh” này.
Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chatroom” hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại “Giải thoát khỏi Internet” – mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.
“Trại giải thoát” ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).
“Trại” này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng “trại” có thể “cai nghiện” được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.
Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Việt Nam, theo bạn?
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại @.
Xã hội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn kéo theo đó là nhu cầu chia sẻ của con người cũng tăng lên. Điều đó khiến cho các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Google và đặc biệt là Facebook đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận những công dụng cũng như lợi ích của những mạng xã hội này đem lại cho con người. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những tác hại của mạng xã hội. Khi mà số lượng các bạn trẻ đang mắc phải căn bệnh “ nghiện facebook” ngày càng cao.
Facebook là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam.Đây là một mạng xã hội giúp xóa đi khoảng cách địa lý của con người, là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên thực hiện các tương tác với nhau như chat, đăng tải hình ảnh, bình luận… Facebook sáng lập ra bởi Mark Zuckerberg với mục đích ban đầu là kết nối các học viên tại trường đại học Harvard lại với nhau. Sau này, ý tưởng của ông đã được mở rộng ra, tạo thành một mạng xã hội kết nối tất cả mọi người trên trái đất với nhau. Chính điều này đã tạo ra được sự hấp dẫn của facbook. Chỉ cần có mạng internet bạn có thể nhìn và nói chuyện với bạn của mình dù hai người có cách xa nhau hàng ngàn cây số chỉ với một cuộc gọi video thông qua facebook. Hay bạn có thể chia sẻ những dòng tâm trạng của bản thân, những bức hình đẹp của mình lên facebook và mọi người có thể cập nhật được trạng thái đó của bạn một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ trên mạng xã hội facebook như làm quen với nhiều người bạn mới,kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập, học tập kinh nghiệm hoặc giải trí…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng khen ngợi đó thì facebook cũng để lại vô vàn những hệ lụy cho những người sử dụng nó, khi mà có những người đã trở thành “con nghiện facebook”. Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Các bạn trẻ những người nghiện facebook dường như đãdành quá nhiều thời gian,tâm trícho mạng xã hội này. Ăn ngủ, đi chơi, đi học hay thậm chí đi vệ sinh cũng cầm theo chiếc điện thoại để vào facebook. Các bạn vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạntrở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.Bạn chỉ chăm chăm xem mọi người bình luận những gì về bài bạn đăng, bạn ngồi đợi từng nút like, từng lượt chia sẻ. Thậm chí có những bạn còn ganh tỵ nhau lượt like bài viết, hình ảnh hay cả những lời bình luận. Bạn dành trọn tâm trí của mình vào facebook mà không để ý mọi thứ xung quanh đang diễn ra như thế nào. Bạn nhìn cuộc sống thông qua lăng kính của facebook chứ không phải qua con mắt thật của chính mình.
Hiện tượng nghiện facebook đangdiễn ra ở phần lớn các bạn trẻ. Khi mà hầu hết những ai có điện thoại thông minh thì đều sở hữu cho riêng mình một tài khoản facebook. Để rồi các bạn dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội đó. Trước kia khi tụ tập hẹn hò bạn bè để đi café nói chuyện, mọi người đều hào hứng nói cười vui vẻ, nhưng ngày này khi một đám bạn tụ tập lại với nhau thì mỗi người lại cầm trên tay một chiếc điện thoại và chỉ chăm chăm vào điên thoại của mình chẳng ai nói với ai một câu nào. Trước kia thời gian rảnh, các bạn trẻ có thể ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời như đá bong, đánh cầu, nhưng ngày nay thời gian rảnh hầu hết họ dành cho việc vào lướt facebook. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gay ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có
Nghiện facebookđể lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. Những mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.
Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng.
Không thể phủ nhận những lợi ích của facebook đem lại cho chúng ta. Tuy nhiên, nó chỉ có ích khi chúng ta biết sử dụng nó một cách hợp lý. Không nên phí phạm quá nhiều thời gian cũng như để cho mạng xã hội này chi phối cuộc sống thực tại của bản thân. Hãy tự mình trở thành một con người hiện đại một cách thông minh.
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.
Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc “bệnh” này.
Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chatroom” hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại “Giải thoát khỏi Internet” – mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.
“Trại giải thoát” ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).
“Trại” này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng “trại” có thể “cai nghiện” được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.
Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Việt Nam, theo bạn?
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại @.
Xã hội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn kéo theo đó là nhu cầu chia sẻ của con người cũng tăng lên. Điều đó khiến cho các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Google và đặc biệt là Facebook đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận những công dụng cũng như lợi ích của những mạng xã hội này đem lại cho con người. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những tác hại của mạng xã hội. Khi mà số lượng các bạn trẻ đang mắc phải căn bệnh “ nghiện facebook” ngày càng cao.
Facebook là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam. Đây là một mạng xã hội giúp xóa đi khoảng cách địa lý của con người, là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên thực hiện các tương tác với nhau như chat, đăng tải hình ảnh, bình luận… Facebook sáng lập ra bởi Mark Zuckerberg với mục đích ban đầu là kết nối các học viên tại trường đại học Harvard lại với nhau. Sau này, ý tưởng của ông đã được mở rộng ra, tạo thành một mạng xã hội kết nối tất cả mọi người trên trái đất với nhau. Chính điều này đã tạo ra được sự hấp dẫn của facbook. Chỉ cần có mạng internet bạn có thể nhìn và nói chuyện với bạn của mình dù hai người có cách xa nhau hàng ngàn cây số chỉ với một cuộc gọi video thông qua facebook. Hay bạn có thể chia sẻ những dòng tâm trạng của bản thân, những bức hình đẹp của mình lên facebook và mọi người có thể cập nhật được trạng thái đó của bạn một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ trên mạng xã hội facebook như làm quen với nhiều người bạn mới,kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập, học tập kinh nghiệm hoặc giải trí…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng khen ngợi đó thì facebook cũng để lại vô vàn những hệ lụy cho những người sử dụng nó, khi mà có những người đã trở thành “con nghiện facebook”. Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Các bạn trẻ những người nghiện facebook dường như đã dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho mạng xã hội này. Ăn ngủ, đi chơi, đi học hay thậm chí đi vệ sinh cũng cầm theo chiếc điện thoại để vào facebook. Các bạn vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn. Bạn chỉ chăm chăm xem mọi người bình luận những gì về bài bạn đăng, bạn ngồi đợi từng nút like, từng lượt chia sẻ. Thậm chí có những bạn còn ganh tỵ nhau lượt like bài viết, hình ảnh hay cả những lời bình luận. Bạn dành trọn tâm trí của mình vào facebook mà không để ý mọi thứ xung quanh đang diễn ra như thế nào. Bạn nhìn cuộc sống thông qua lăng kính của facebook chứ không phải qua con mắt thật của chính mình.
Hiện tượng nghiện facebook đang diễn ra ở phần lớn các bạn trẻ. Khi mà hầu hết những ai có điện thoại thông minh thì đều sở hữu cho riêng mình một tài khoản facebook. Để rồi các bạn dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội đó. Trước kia khi tụ tập hẹn hò bạn bè để đi café nói chuyện, mọi người đều hào hứng nói cười vui vẻ, nhưng ngày này khi một đám bạn tụ tập lại với nhau thì mỗi người lại cầm trên tay một chiếc điện thoại và chỉ chăm chăm vào điên thoại của mình chẳng ai nói với ai một câu nào. Trước kia thời gian rảnh, các bạn trẻ có thể ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời như đá bong, đánh cầu, nhưng ngày nay thời gian rảnh hầu hết họ dành cho việc vào lướt facebook. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gay ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có
Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. Những mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.
Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng.
Không thể phủ nhận những lợi ích của facebook đem lại cho chúng ta. Tuy nhiên, nó chỉ có ích khi chúng ta biết sử dụng nó một cách hợp lý. Không nên phí phạm quá nhiều thời gian cũng như để cho mạng xã hội này chi phối cuộc sống thực tại của bản thân. Hãy tự mình trở thành một con người hiện đại một cách thông minh.