Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của chị em liên( Mn giúp em với)

Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của chị em liên( Mn giúp em với)

0 bình luận về “Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của chị em liên( Mn giúp em với)”

  1. a) Hình ảnh đoàn tàu

    – Tàu vào ga. Trước khi tàu vào ga, ta bắt gặp ánh sáng. Đó là ánh sáng của đèn ghi “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”. Và “Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tói”. Chuyến tàu mang ánh sáng thật mới lạ: “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kínhsáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”.

    – Trong chốc lát con tàu làm cho phố huyện ngập trong bóng tối buồn tẻ, bồng sáng hẳn lên và phá tan không khí tĩnh lặng. Chị em Liên và mọi người cố thức, cố chờ chuyến tàu này đâu chỉ vì mục đích bán được hàng. Vì Liên cũng đóng cửa rồi. Chờ đợi tàu như một khát vọng. Âm thanh, ánh sáng từ con tàu là biểu tượng cho những gì tươi sáng hơn cuộc sống thường nhật của họ. Mơ ước ấy dù chỉ là nhỏ bé mong manh không cụ thể. Nhưng chẳng gì có thểngăn cản mơ ước ấy của nhũng con người như bị bỏ quên nơi phố huyện đồng quê. Mặt khác đoàn tàu đến từ Hà Nội. Nơi hai chị em Liên đã có một tiiối thơ đẹp đẽ. Tàu đến rồi lại đi, để phía sau nó ánh lửa nhỏ rồi tắt lụi trong đêm tối. Sự chờ đợi của bấy nhiêu người ở phố huyện này là vô vọng.

    b) Tâm trạng của Liên

    – “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.

    – Ta bắt gặp hai hình ảnh đối lập nhau. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và âm thanh của tàu với bóng tối và sự im lặng nơi phố huyện. Một bên là sự náo nhiệt cuối cùng của một đêm với sự im lặng cùa đồng quê, trong giấc ngủ và có sự lãng quên nữa. Phải chăng đó là nồi buồn thấm thìa trong tâm hồn hai đứa trẻ.

    –     Thạch Lam chú ý những cảnh biến động của thời gian. Thời gian trôi qua lặng lẽ. Bóng tối tràn đến chiếm lĩnh tất cả. Ánh sáng bừng lên rồi tắt hắn. Chỉ còn tâm hồn của Liên là nguồn ánh sáng chiếu rọi cả câu chuyện đầy bóng tối. Đó là tâm hồn biết yêu thương và biết ước mơ. Nét đẹp tâm hồn Liên là ở chỗ ấy.

    – Toàn bộ truvện ngắn miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm trạng con người và sự biến thái của cảnh vật. Đặc biệt là sự hoà trộn giữa tâm cảnh và thực cảnh.

    – Tâm trạng của Liên trước giờ khắc ngày tàn (chiều buông xuống) gợi nỗi buồn man mác qua hình ảnh chiều tàn, mây tàn, chợ vãn, người về hết. Nỗi buồn trước buổi chiều quê qua âm thanh của tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, và qua cảm nhận “mùi riêng của đất này”.Nỗi buồn thương trước những cảnh đời nhá nhem, nồi buồn hoà trong chờ đợi và khát vọng. Thạch Lam sử dụng trí tưởng tượng và đối lập trong miêu tả. Đó là những nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của văn chương lãng mạn.

    Bạn tham khảo!

    Bình luận

Viết một bình luận