0 bình luận về “họ khúc,họ dương xây dựng đất nước như thế nào”
Thời kỳ đất nước tự chủ:
Sau khi Thành Cổ Loa – Thục phán An Dương Vương thất thủ (khoảng năm 179 TCN), nước Việt Nam ta chìm đắm trong bóng đêm nô lệ ngàn năm của giặc phương Bắc. Lịch sử đã chứng minh rằng, trong 10 cuộc khởi nghĩa lớn đánh đuổi giặc phương Bắc, có 4 cuộc do người Họ Dương lãnh đạo. Dương Thanh là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa (819 – 820) đánh đuổi giặc nhà Đường, giải phóng dân tộc. Tuy sau đó, cuộc khởi nghĩa do Dương Thanh lãnh đạo đã bị thất bại (năm 820) nhưng đây là tiền đề quan trọng, mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi ách xâm lược của giặc phương Bắc, thời kỳ đất nước tự chủ.
Đền thờ Dương Thanh tại Nghệ An
Đây là thời kỳ mà lịch sử đã ghi đậm nét về chiến thắng của các họ: Khúc, Ngô, Dương, trong chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Vào những năm đầu thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ đã nhân cơ hội nhà Đường đi vào con đường diệt vong, phát động nhân dân nổi dậy chiếm phủ Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ của phương Bắc. Năm 906, Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, mở đầu cho giai đoạn người Việt giành lại quyền tự chủ cho dân tộc, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt. Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết:“Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ…”
Sau chiến thắng chiếm phủ Đại La, Dương Đình Nghệ là tướng tài, được Khúc Thừa Dụ tin tưởng giao quản lý vùng đất nơi phên dậu phía Nam. Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Thừa Hạo lên thay làm Tiết độ sứ. Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Tháng 7 năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về bên Nam Hán. Lịch sử Việt Nam không ghi cụ thể về cuối đời Khúc Thừa Mỹ, sách Tân Ngũ Đại sử, phần Nam Hán ghi:Đại Hữu năm thứ ba (930),[Lưu Nghiễm] sai tướng Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh(Lý Khắc Chính) đánh Giao Chỉ, bắt được Khúc Thừa Mỹ…
Trước tình hình đó, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Dương Đình Nghệ nuôi 3.000 nghĩa tử (con nuôi), chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ Khúc. Đội quân của Dương Đình Nghệ có nhiều tướng giỏi, sau này trở thành vua nước Việt như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Bộ Lĩnh… Trong đó, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ gả con gái của mình là Dương Thị Như Ngọc. Năm 931, Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu, còn mình đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân sang ứng cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước. Trần Bảo bị Dương Đình Nghệ giết chết. Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ. Tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết.
Đền thờ Dương Đình Nghệ tại Thanh Hóa
Khi nhận được tin, Ngô Quyền liền kéo quân từ Ái Châu ra vây đánh phủ Đại La và giết chết Kiều Công Tiễn. Cùng lúc này, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Năm 938, dưới dự chỉ huy của Ngô Quyền và Dương Tam Kha, đội quân thủy chiến hùng mạnh của Nam Hán bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng, đặt dấu chấm hết âm mưu xâm lược nước Việt của Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc.
Thời kỳxây dựng nhà nước quân chủ:
Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ đã có công rất lớn là giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ hơn nghìn năm của phương Bắc. Tuy nhiên, Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ chỉ tự xưng Tiết độ sứ – một chức quan thuộc quyền quản lý của nhà nước phương Bắc. Nghĩa là lúc đó, chính quyền của họ Khúc và Họ Dương vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của chính quyền phương Bắc.
Đền Ngô Quyền ở Đường Lâm, Hà Nội
Mùa xuân năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương (tức là vua của một nước), đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Từ đây, bộ máy nhà nước quân chủ độc lập đầu tiên chính thức được thành lập. Triều đình dưới thời Ngô Quyền có bộ máy gồm đầy đủ quan chức văn, võ; có quy định nghi lễ… Việc Ngô Quyền xưng Vương là bước tiến rất lớn, khẳng định về mặt pháp lý, nước ta là một vương quốc độc lập, có chủ quyền, không bị ràng buộc bởi bất cứ quốc gia nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:“Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất”.
Năm 944, Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, các con của Ngô Quyền chưa đủ khả năng cai quản, đất nước, Dương Tam Kha xưng Bình Vương Dương Tam Kha. Sáu năm trị vì giang sơn, Dương Tam Kha vừa củng cố chính quyền Trung ương, giữ vững sự thống nhất bờ cõi; bên trong thì loại trừ các lực lượng chống đối, bên ngoài sẵn sàng đối phó với ngoại bang, vừa ra sức phò tá các con của Ngô Quyền trưởng thành, khôn lớn. Năm 950, khi các cháu đã trưởng thành, Dương Tam Kha nhường ngôi cho hai con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn lãnh đạo đất nước. Sau đó, Dương Tam Kha đã đưa cả gia quyến về cải tạo nhiều vùng đất hoang hóa ken dày lau sậy trở thành miền quê trù phú từ Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông cũ, Cổ Lễ Nam Định và cuối cùng về Ái Châu (Thanh Hóa)…
Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha
Như vậy, trong thời kỳ xây dựng nhà nước tự chủ, độc lập, Họ Dương đã cùng Họ Khúc, Họ Ngô đoàn kết, làm nên những chiến công oanh liệt. Chiến thắng của các Họ: Khúc, Ngô, Dương, không chỉ chấm dứt ách đô hộ của giặc phương Bắc mà còn tiến xa hơn là xây dựng một đất nước độc lập, có chủ quyền, mở ra những chương mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
– Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm lấy thành Tống BÌnh, xưng là Tiết độ sứ
– Năm 906, nước ta giành quyền tự chủ
– Năm 907, Khúc Hạo xây dựng một đất nước tự chủ. độc lập lâu dài
– Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay ngôi cha, biét âm mưu xâm lược của nhà Hán, Khúc Thừa Mĩ sai sứ sang thuần phục nhà Hậu Lương để chống lại quân Nam Hán
Họ Dương: Sau khi Dương Đình Nghẹ đánh bại được bọn xâm lược thì tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ
Thời kỳ đất nước tự chủ:
Sau khi Thành Cổ Loa – Thục phán An Dương Vương thất thủ (khoảng năm 179 TCN), nước Việt Nam ta chìm đắm trong bóng đêm nô lệ ngàn năm của giặc phương Bắc. Lịch sử đã chứng minh rằng, trong 10 cuộc khởi nghĩa lớn đánh đuổi giặc phương Bắc, có 4 cuộc do người Họ Dương lãnh đạo. Dương Thanh là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa (819 – 820) đánh đuổi giặc nhà Đường, giải phóng dân tộc. Tuy sau đó, cuộc khởi nghĩa do Dương Thanh lãnh đạo đã bị thất bại (năm 820) nhưng đây là tiền đề quan trọng, mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi ách xâm lược của giặc phương Bắc, thời kỳ đất nước tự chủ.
Đền thờ Dương Thanh tại Nghệ An
Đây là thời kỳ mà lịch sử đã ghi đậm nét về chiến thắng của các họ: Khúc, Ngô, Dương, trong chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Vào những năm đầu thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ đã nhân cơ hội nhà Đường đi vào con đường diệt vong, phát động nhân dân nổi dậy chiếm phủ Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ của phương Bắc. Năm 906, Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, mở đầu cho giai đoạn người Việt giành lại quyền tự chủ cho dân tộc, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt. Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ…”
Sau chiến thắng chiếm phủ Đại La, Dương Đình Nghệ là tướng tài, được Khúc Thừa Dụ tin tưởng giao quản lý vùng đất nơi phên dậu phía Nam. Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Thừa Hạo lên thay làm Tiết độ sứ. Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Tháng 7 năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về bên Nam Hán. Lịch sử Việt Nam không ghi cụ thể về cuối đời Khúc Thừa Mỹ, sách Tân Ngũ Đại sử, phần Nam Hán ghi: Đại Hữu năm thứ ba (930), [Lưu Nghiễm] sai tướng Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh (Lý Khắc Chính) đánh Giao Chỉ, bắt được Khúc Thừa Mỹ…
Trước tình hình đó, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Dương Đình Nghệ nuôi 3.000 nghĩa tử (con nuôi), chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ Khúc. Đội quân của Dương Đình Nghệ có nhiều tướng giỏi, sau này trở thành vua nước Việt như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Bộ Lĩnh… Trong đó, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ gả con gái của mình là Dương Thị Như Ngọc. Năm 931, Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu, còn mình đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân sang ứng cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước. Trần Bảo bị Dương Đình Nghệ giết chết. Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ. Tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết.
Đền thờ Dương Đình Nghệ tại Thanh Hóa
Khi nhận được tin, Ngô Quyền liền kéo quân từ Ái Châu ra vây đánh phủ Đại La và giết chết Kiều Công Tiễn. Cùng lúc này, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Năm 938, dưới dự chỉ huy của Ngô Quyền và Dương Tam Kha, đội quân thủy chiến hùng mạnh của Nam Hán bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng, đặt dấu chấm hết âm mưu xâm lược nước Việt của Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc.
Thời kỳ xây dựng nhà nước quân chủ:
Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ đã có công rất lớn là giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ hơn nghìn năm của phương Bắc. Tuy nhiên, Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ chỉ tự xưng Tiết độ sứ – một chức quan thuộc quyền quản lý của nhà nước phương Bắc. Nghĩa là lúc đó, chính quyền của họ Khúc và Họ Dương vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của chính quyền phương Bắc.
Đền Ngô Quyền ở Đường Lâm, Hà Nội
Mùa xuân năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương (tức là vua của một nước), đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Từ đây, bộ máy nhà nước quân chủ độc lập đầu tiên chính thức được thành lập. Triều đình dưới thời Ngô Quyền có bộ máy gồm đầy đủ quan chức văn, võ; có quy định nghi lễ… Việc Ngô Quyền xưng Vương là bước tiến rất lớn, khẳng định về mặt pháp lý, nước ta là một vương quốc độc lập, có chủ quyền, không bị ràng buộc bởi bất cứ quốc gia nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất”.
Năm 944, Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, các con của Ngô Quyền chưa đủ khả năng cai quản, đất nước, Dương Tam Kha xưng Bình Vương Dương Tam Kha. Sáu năm trị vì giang sơn, Dương Tam Kha vừa củng cố chính quyền Trung ương, giữ vững sự thống nhất bờ cõi; bên trong thì loại trừ các lực lượng chống đối, bên ngoài sẵn sàng đối phó với ngoại bang, vừa ra sức phò tá các con của Ngô Quyền trưởng thành, khôn lớn. Năm 950, khi các cháu đã trưởng thành, Dương Tam Kha nhường ngôi cho hai con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn lãnh đạo đất nước. Sau đó, Dương Tam Kha đã đưa cả gia quyến về cải tạo nhiều vùng đất hoang hóa ken dày lau sậy trở thành miền quê trù phú từ Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông cũ, Cổ Lễ Nam Định và cuối cùng về Ái Châu (Thanh Hóa)…
Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha
Như vậy, trong thời kỳ xây dựng nhà nước tự chủ, độc lập, Họ Dương đã cùng Họ Khúc, Họ Ngô đoàn kết, làm nên những chiến công oanh liệt. Chiến thắng của các Họ: Khúc, Ngô, Dương, không chỉ chấm dứt ách đô hộ của giặc phương Bắc mà còn tiến xa hơn là xây dựng một đất nước độc lập, có chủ quyền, mở ra những chương mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Họ Khúc:
– Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm lấy thành Tống BÌnh, xưng là Tiết độ sứ
– Năm 906, nước ta giành quyền tự chủ
– Năm 907, Khúc Hạo xây dựng một đất nước tự chủ. độc lập lâu dài
– Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay ngôi cha, biét âm mưu xâm lược của nhà Hán, Khúc Thừa Mĩ sai sứ sang thuần phục nhà Hậu Lương để chống lại quân Nam Hán
Họ Dương: Sau khi Dương Đình Nghẹ đánh bại được bọn xâm lược thì tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ