hoà tan 9,6 g một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36l khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch A. cô cạn dung dịch

hoà tan 9,6 g một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36l khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch A. cô cạn dung dịch A thu được muối sunfat khan kim loại M và khối lượng muối sunfat khan là

0 bình luận về “hoà tan 9,6 g một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36l khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch A. cô cạn dung dịch”

  1. Giải thích các bước giải:

     nSO2=$\frac{3,36}{22,4}$=0,15(mol)

    gọi a là số mol M phản ứng

    Ta có:

    M0-ne→M+n                           S+6+2e→S+4

    a      an                                              0,3    0,15

    Theo BTe=>an=0,3

                   =>a=$\frac{0,3}{n}$ 

    =>mM=a.M=9,6

     <=>$\frac{0,3}{n}$.M=9,6

     <=>M=32.n

    với n=2=>M=64 (TM)

    =>M là đồng (Cu)

    nCu=$\frac{9,6}{64}$=0,15(mol)

    PTHH:              Cu+2H2SO4→CuSO4+SO2+2H2O

                           0,15                   0,15

    =>m muối=mCuSO4=0,15.160=24(g)

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Gọi n là hóa trị cao nhất của M

    có : $n_{SO2} = \frac{3,36}{22,4} = 0,15(mol)$
    PTHH :

    $2M + 2nH_2SO_4 → M_2(SO_4)_n + nSO_2 + 2nH_2O$

    Theo PT trên , $n_M = \frac{2n_{SO2}}{n} = \frac{0,15.2}{n} = \frac{0,3}{n}(mol)$
    Mặt khác , $m_M = \frac{0,3}{n}.M = 9,6(gam)$

    $⇒ M = 32n$

    Biện luận :

    – Nếu n = 1 thì M = 32(loại)

    – Nếu n = 2 thì M = 64(chọn)

    – Nếu n = 3 thì M = 96(loại)

    $⇒ M = 64( Đồng)$

    Vậy M là kim loại $Cu$ . Muối trong dung dịch A là $CuSO_4$
    Bảo toàn nguyên tố với Cu :

    $⇒ n_{CuSO4} = n_{Cu} = \frac{0,3}{2} = 0,15(mol)$

    $⇒ m_{CuSO4} = 0,15.160 = 24(gam)$

     

    Bình luận

Viết một bình luận