Hoàn cảnh ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng tám 1945

Hoàn cảnh ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng tám 1945

0 bình luận về “Hoàn cảnh ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng tám 1945”

  1. Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Không chỉ trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà có ý nghĩa đối với toàn thế giới.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào. Mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

    – Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.

    – Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến. Lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    – Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

    – Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

    – Đảng Cộng sản Đông Dương trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

    Đối với thế giới

    – Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    – Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.

    Bình luận
  2. –  Là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít, trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. 

    –  là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,  là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á.
    – Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. 

    Bình luận

Viết một bình luận