“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiệ

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Văn bản chứa đoạn văn được viết theo thể nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại đó.
Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 3: Tìm một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn và nêu tác dụng.
Câu 4: Xét theo cấu tạo và mục đích nói câu “Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.” thuộc kiểu câu nào?
Câu 5. Giải thích nghĩa của các từ “thắng địa”, “trọng yếu”, “thế rồng cuộn hổ ngồi”?

0 bình luận về ““Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiệ”

  1. Câu 1: 

    – PTBĐ chính: Nghị luận.

    – Văn bản chứa đoạn văn được viết theo thể loại chiếu.

    – Đặc điểm của thể loại chiếu: 

    + Là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh, thông báo.

    + Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.

    + Thể văn này được công bố và đón nhận 1 cách hết sức trang trọng.

    Câu 2:

    – Hoàn cảnh sáng tác: trước khi Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất).

    Câu 3:

    BPNT: liệt kê.

    – Tác giả liệt kê các lợi thế của thành Đại La nhằm khẳng định Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

    (Đây là mở rộng: Ngoài ra còn các NT khác như là lập luận chặt chẽ, phân tích toàn diện, thấu đáo, lời văn biền ngẫu cân xứng nhịp nhàng khiến đoạn văn có ngữ điệu nhịp nhàng và giàu sức thuyết phục hơn).

    Câu 4:

    – Xét theo cấu tạo và mục đích nói thì câu “Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng” thuộc kiểu câu trần thuật.

    Câu 5: 

    – Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

    – Trọng yếu: hết sức quan trọng, có tính chất cơ bản, mấu chốt.

    – Thế rồng cuộn hổ ngồi: thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp sẽ phát triển thịnh vượng.

    Bn tham khảo ^^

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    – PTBĐ : nghị luận

    – Thể loại: chiếu

    – Đặc điểm: Chiếu là một loại văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết vể một chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, trang nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).

    Câu 2:

    Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. 

    Câu 3:

    Phép liệt kê: Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;…

    Tác dụng: –  Thể hiện Đại La là nơi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh

    – Thể hiện việc chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn.

    Câu 4: Câu trần thuật

    Câu 5 : 

    – Thắng địa: có nghĩa là vùng đất có cảnh đẹp

    – Trọng yếu:  có nghĩa là hết sức quan trọng

    – Thế rồng cuộn hổ ngồi: có nghĩa miêu tả thế đất chắc chắn bền vững, vừa tiện lợi cho việc phòng thủ giữ gìn, vừa phù hợp với việc phát triển phồn vinh, để lại cho con cháu muôn đời.

    Bình luận

Viết một bình luận