Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
(Trích “Chiếu dời đô” )
1. Tác giả của văn bản “Chiếu dời đô” là ai ?
2. Nêu thể loại của văn bản. Trình bày những hiểu biết về thể loại của văn bản đó.
3. Văn bản “Chiếu dời đô” được viết trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, em hãy trình bày sự ra đời của văn bản.
4. Giải nghĩa từ “thắng địa”.
5.
a. Xét theo mục đích nói, mỗi câu văn dưới đây thuộc kiểu câu nào ? Chỉ ra hành động nói của mỗi câu văn đó. Em hãy cho biết các hành động nói đó đã được thực hiện bằng cách nào ?
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở (1). Các khanh nghĩ thế nào ?( 2)
b. Em hãy nêu nhận xét về cách kết thúc tác phẩm “Chiếu dời đô”.

0 bình luận về “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện”

  1. 1) Trần Quốc Tuấn

    2)Thể hịch.

    Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

    3) Chiếu dời đô được Lý Công Uẩn ban bố năm 1010 về việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hoá quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua.

    4)

    – Thắng địa là miền đất có phong cảnh đẹp nếu giải thích theo lẽ thường

    – Thắng địa trong ” Chiếu dời đô” có nghĩa là nơi mà đất nước có thể ổn định lâu dài và ngày càng thêm phát triển, là nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

    5)

    a) (1)Trần thuật.

    (2) Nghi vấn

    – Hđ nói (1) là trình bày

    – Hđ ns là (2) là hỏi

    Bằng cách trực tiếp

    2)

    Kết thúc Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào ?”. Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

    Xin câu trả lời hay nhất ^^

    Học tốt <3

    Bình luận
  2. BẠN THAM KHẢO NHÁ

    a) tác giả văn bản “Chiếu dời đô” là Lí Công Uẩn

    b) thể loại chiếu 

    Chiếu là văn bản có tính quy phạm được dùng rộng rãi trong nhà nước phong kiến do nhà vua ban bố cho các quan lại và dân chúng. Nội dung của chiếu là những quy định bắt buộc mọi người phải tuân theo.

    Chiếu là từ Hán Việt. Tại Trung Quốc, thuật ngữ này hiểu theo nghĩa vừa đề cập ở trên bắt đầu sử dụng từ thời Tần Thuỷ Hoàng (năm 221 trước Công nguyên). Trong lịch sử Việt Nam, các đạo chiếu đầu tiên được ghi lại trong biên niên sử từ thời Tiền Lê (năm 1000). Các đạo chiếu nổi tiếng của các triều đại phong kiến Việt Nam có thể nói đến như: Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) năm 1010 quyết định việc dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử Việt Nam; Chiếu Cần vương năm 1885 của vua Hàm Nghi và phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết cầm đầu kêu gọi nhân dân nổi dậy chống Pháp.

    c)Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

    d)

    thắng địa : chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp

    e) (1) câu trần thuật

    (2) câu nghi vấn 

    cách kết thúc

     Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc.

    Hoặc 

    Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT <3

    Bình luận

Viết một bình luận