I.các nước á , phi , mĩ la tinh
1./các phong trào giải phóng dân tộc
2./so sánh đặc điểm phong trào giải phóng các nước trên .
3./ý nghĩ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên
II/các nước tư bản : mĩ – nhật bản-tây âu
1/tình hình kinh tế các nước trên sau chiến tranh thế giới thứ 2
2/chính sách đối nội , đối ngoại các nước trên
3/quá trình liên kết các nước tây âu
4/nguyên nhân phất triển , khó khăn ,hạn chế của các nước trên
5/so sánh chính sách đối ngoại
6/so sánh EU và các toor chức liên kết khu vực khác ( ASEAN )
7/đánh giá về vai trò ,vị thế cả cac s nước trên
8/bài học rút ra cho vn từ sự pt kinh tế các nước
9/mối quan hệ vn và các nước
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
– Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
– Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
– Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi). Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
– Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
– Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
– Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
– Điển hình là:
+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..
– Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
– Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học – kĩ thuật… Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
– Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành những trung tâm kinh tế-tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
– Sự khủng hoảng có tính chất chu kì của nền kinh tế Mĩ.
– Những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược…
– Sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội, nhất là các nhóm cư dân – tầng lớp lao động bậc thấp, dẫn đến sự không ổn định vé kinh tế, xã hội ở Mĩ.
– Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
– Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
– Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
– Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.