I.Khỏi nghĩa Lam sơn (bài 19-trang 84 SGK)
Câu 1: lê lợi dựng cờ khỏi nghĩa chống giặc ngoại minh vào thời gian nào?
Câu 2:Trình bày diễn biến , kết quả của trận Cốt Động, Trúc Động
Câu 3: Vương Thống mở hội thề vào thời giân nào? Tại sao?
Câu 4: Ai là người viết”Bình Ngô Đại Cáo”??
II.Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh Nguyễn(trang 107)
Câu 1: Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Cấu 2: Địa ranh nào là giới tuyến chia cắt đằng trong và đằng ngoài?
III.Nước Đại Việt thời Lê Sơ(trang 94-96)
Câu 1: Nội dung luật pháp thời Lê Sợ?
Câu 2: Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông với các quan trong triều(chữ in nhỏ trang 96)
câu 1
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Câu 2. Trong thời gian đầu hoạt động,nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn:
– Lực lượng chưa lớn mạnh.
– Nhà Minh áp đặt được bộ máy cai trị lâu dài.
– Nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.
+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.
+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.
+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.
Câu 3.
a) Giải phóng Nghệ An( năm 1424):
-Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
-Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
-Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
b) Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa( năm 1425): Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa -> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm
Câu 4. Diễn biến:
– Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
– Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
– Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
– Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
=> Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện
Câu 5. Diễn biến:
-Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
– Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.
– Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.
– Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.
– Ngày 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.
6.
*Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:
– Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tinh thần yêu nước và sự đoàn kết ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta.
– Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:
– Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
– Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?