I. Lý thuyết 1. Nêu kết luận sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 2. So sánh sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 3. Hiện

I. Lý thuyết
1. Nêu kết luận sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
2. So sánh sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
3. Hiện tượng gì xảy ra khi chất rắn, lỏng, khí co dãn vì nhiệt mà bị ngăn cản?
4. Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của băng kép? Tại sao khi hơ nóng hoặc làm lạnh băng kép đều cong?
II. Vận dụng kiến thức vào đời sống và kĩ thuật
1. Vì sao chỗ tiếp giáp giữa 2 đầu đường ray xe lửa luôn có khoảng trống?
2. Hai gối đỡ ở 2 đầu cầu có gì khác nhau, làm như thế có lợi gì?
3. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
4. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn người ta chỉ đóng đinh một đầu, đầu kia để tự do?
5. Một chai thủy tinh bị kẹt bởi một cái nắp. Chỉ được dùng cách hơ nóng. Trình bày cách mở nắp chai trong 2 trường hợp và giải thích cách làm:
a) Nắp ở ngoài cổ chai.
b) Nắp bên trong cổ chai.
6. Có 2 cốc thủy tinh bị chồng khít chặt lên nhau đang dựng thẳng đứng. Hãy trình bày cách tháo 2 cốc ra mà không bị vỡ khi chỉ có thêm nước nóng và nước lạnh. Giải thích?

0 bình luận về “I. Lý thuyết 1. Nêu kết luận sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 2. So sánh sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 3. Hiện”

  1. BÀI LÀM

    I. Lý thuyết:

    1. – Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn:

      + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

      + Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

       – Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng:

      + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

      + Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

       – Sự co dãn vì nhiệt của chất khí:

      + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

      + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    2. – Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    3. – Sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

    4. – Cấu tạo của băng kép: đồng ở trên, thép ở dưới hoặc ngược lại.

        –  Khi bị hơ nóng, băng kép sẽ cong về phía thanh đồng vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

        –  Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc tự đóng-ngắt mạch điện.

    II . Vận dụng kiến thức vào đời sông và kĩ thuật:

    1. Vì khi môi trường nóng lên thì thép sẽ nở ra làm cong đường ray nên để khoảng trống cho đường ray nở ra.

    2. Để khi môi trường nóng lên, cầu sẽ nở ra nếu không để một gối đỡ có bánh lăn thì cầu sẽ bị nứt.

    3. Vì nếu đong nước ngọt thật đầy thì khi vận chuyện gặp môi trường nóng, nước sẽ nở ra bật tung nắp chai.

    4. Vì nếu tấm tôn gặp trời nóng mà người ta đóng đinh ở hai đầu thì tôn sẽ bị cong.

    5. a) Nắp ở ngoài cổ chai.

    Hơ nóng nắp để lấy  cái nắp ra.

         b) Nắp ở trong cổ chai.

    Hơ nóng cổ chai để lấy cái nắp.

    *Giải thích:

    Khi hơ nóng cổ (cái nắp) thì nó sẽ nở ra từ đó sẽ lấy được cái nắp.

    6. Đổ nước lạnh vào cốc ở trong.

        Ngâm cái cốc bên ngoài vào nước nóng.

     ⇒    Cái cốc bên trong sẽ co lại.

             Cái cốc bên ngoài sẽ nở ra.

             Vậy là đã lấy được hai cái cốc ra.

    ≡CHÚC BẠN HỌC TỐT≡

    Bình luận
  2. Đáp án:

    ↓↓↓

    Giải thích các bước giải: 

    1)

    _Các chất rắn, lỏng nở vì nhiệt khác nhau.

    _Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    _Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    _Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

    2) 

    _Các chất rắn, lỏng nở vì nhiệt khác nhau.

    _Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    _Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    _Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

    3)  Khi các chất dãn nở vì nhiệt mà gặp vật cản trở,sẽ gây ra những lực rất lớn.

    4)

    Khi bị ngăn cản sẽ làm xuất hiện một lực lớn vào vật ngăn cản nó đang nở ra hay có thể tác dụng vào nó làm cho bị cong hoặc bẻ gãy. Băng kép khi nóng lên hoặc lạnh đi đều cong lại

    Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện

    bài vận dụng mk lm vào vở nhé , chỉ lm đc 1 số bài mon bn thông cảm 

    cho mk 5 sao và hay nhất nếu bn thấy đúng nhé

    Bình luận

Viết một bình luận