I. SOẠN NHỮNG CÂU HỎI BÀI MỚI. BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII – Chính quyền họ N

I. SOẠN NHỮNG CÂU HỎI BÀI MỚI.
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
– Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần:
– Hậu quả:
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
a) Lãnh đạo
b) Căn cứ
c) Lực lượng
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
a) Nguyên nhân
b) Diễn biến
c) Kết quả
d) Ý nghĩa lịch sử:
BÀI 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
*Ý nghĩa:
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
a/ Nguyên nhân:
b/ Diễn biến:
b) Chuẩn bị của nghĩa quân
2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
a/ Tiến quân ra Bắc:
b/ Diễn biến:
c/ Kết quả:
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
a) Nguyên nhân thắng lợi
b) Ý nghĩa lịch sử:
Em đang cần gấp mng ạ :))
#VOTE5SAO_

0 bình luận về “I. SOẠN NHỮNG CÂU HỎI BÀI MỚI. BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII – Chính quyền họ N”

  1.  câu 1 Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
    Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
    Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v…
    Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
    Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :
    Ai vào Bình Định mà nghe,
    Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.

    câu 2 

    a) nguyễn nhạc , nguyễn lữu , nguyễn huệ

    b)  tây sơn thượng đạo ( an khê-gia lai)

    c) nông dân , thợ thủ công , thương nhân , hào mục 

    câu 3  

    Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.
    Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
    Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi : phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.
    Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.
     câu 4 
    diễn biến : Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận đại mai phục.Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thái Sơn đồng thời xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.Bị tấn công bất ngờ,chiến thuyền quân Xiêm tan tác và bị đốt cháy.Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn mấy nghìn tên sống sót theo đường bộ về nước.

     nguyên nhân :-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.

    kết quả : Quân giặc bị tiêu diệt.
    -Cuộc kháng chiến thắng lợi.
    d, ý Nghĩa:
    -Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
    -Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

     câu   5  mình không làm được mong bạn thông cảm 

    câu 6 

    nguyên nhân :  lê chiêu thống sang cầu cứu  nên năm 1788: 29 vạn quân thanh kéo vào nước ta 

    diễn biến : theo đường lạng sơn ⇒ thăng long 

                      theo đường cao bằng ⇒ thăng long 

                       theo đường tuyên cao ⇒ sơn tây 

                       theo đường quảng ninh ⇒ hải dương 

    chuẩn bị : rút khỏi thăng long ,  lập phong tuyến tam điệp –  biện sơn 

    câu 7   mình cũng k làm được 

    câu 8

    Nguyên nhân thắng lợi
    – Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
    – Được sự ủng hộ của nhân dân;
    – Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.
    * Công lao của Tây Sơn là lật đổ chính quyền phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn; thống nhất đất nước , đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
    * Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:
    Thống nhất đất nước .Giữ vững độc lập tổ quốc. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

     có 2 câu mình k làm được mong bận bỏ qua  

     

     

        

    Bình luận

Viết một bình luận