I. Trắc nghiệm
1.Khử hoàn toàn 16,2 gam kẽm oxit. Thể tích của hiđro tham gia phản ứng khử là:
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 11,2 lít.
2. Cho 5,4g kim loại R hóa trị III tác dụng hết trong dung dịch axit sunfuric (H 2 SO 4 ), sau phản ứng thu
được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Tên của kim loại R là:
A. Sắt. B. Nhôm. C. Natri. D. Kẽm.
3. Những cặp chất nào sau đây dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm ?
A. HCl và FeO. B. KMnO 4 và Zn. C. Na và H 2 O. D. Zn và HCl.
4. Hổn hợp của khí hiđro và khí oxi sẽ nổ mạnh nhất khi trộn theo tỉ lệ về thể tích lần lượt là:
A. 2 V H2 và 3 V O2 . B. 1 V H2 và 2 V O2 . C. 2 V H2 và 1V O2 . D. 1 V H2 và 1 V O2 .
II. TỰ LUẬN
Bài tập 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
(a) Chì (II) oxit + hiđro —> Chì + Nước
(b) H 2 SO 4 + Nhôm —> Al 2 (SO 4 ) 3 + Hiđro
(c) Sắt + axit clohiđric —> sắt (II) clorua FeCl 2 + H 2
1/Trong các phản ứng trên, phản ứng nào được dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ?
2/ Hãy cho biết phản ứng ở câu b thuộc loại phản ứng nào?
Bài tâp 2: Cho 13 gam kẽm vào dung dịch axit clohiđric có chứa 18,25 gam HCl thu được a gam muối kẽm clorua ZnCl 2 và V lít khí hiđro (đktc).
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? `
b/ Tính a và V.
c/ Dẫn toàn bộ V lít khí hiđro ở trên đi qua Đồng (II) oxit CuO nung nóng thu được kim loại đồng và nước.
Tính khối lượng kim loại đồng thu được.
TN
1) A
2) B
3) D
4) C
TL :
PbO + H2 -to-> Pb + H2O
2Al + 3H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + 2HCl => FeCl2 + H2
1/ ĐIều chế H2 : 2 , 3
2/ Phản ứng thế
B2 :
nZn = 0.2 mol
nHCl = 0.5 mol
Zn + 2HCl => ZnCl2 + H2
Thế
mZnCl2 = 0.2*136= 27.2 g
VH2 = 4.48 (l)
Vote hay nhất nhé <3
1. ZnO+H2->Zn+H2O
nZnO=16,2/81=0,2(mol)
nH2=nZnO=0,2(mol)
vH2=0,2×22,4=4,48(lit)
Chọn đáp án A
2. nH2=6,72/22,4=0,3(mol)
2R+3H2SO4->R2(SO4)3+3H2
nR=2/3nH2=0,3×2/3=0,2(mol)
n=m/M=>MR=m/n=5,4/0,2=27đvC
Vậy R là Al
Chọn đáp án B
3) D. Zn và HCl.
Zn+2HCl->ZnCl2+H2
4) C. 2vH2 và 1vO2 (2:1)
Tự luận:
1.
PbO+H2-to->Pb+H2O
2Al+3H2SO4->Al2(SO4)3+3H2
Fe+2HCl->FeCl2+H2
1. Điều chế H2: 2; 3
2. Phản ứng thế
Bài 2:
nZn=0,2 (mol)
nHCl=0,5(mol)
PTPU: Zn+2HCl->ZnCl2+H2
nZnCl2=nZn=0,2(mol)
=>mZnCl2 = 0.2×136= 27,2(gam)
nH2=nZn=0,2(mol)
=>vH2 =0,2×22,4= 4.48 (l)
c. PTPU: CuO+H2->Cu+H2O
Ta có: nCu=nH2=0,2(mol)
=>mCu=0,2×64=12,8(gam)