I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu

I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là tác phẩm nào?
A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 2: Thời Quang Trung chữ viết chính thức của nhà nước là gì?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Quốc ngữ. D. Chữ Hán và chữ Nôm.
Câu 3: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 4: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì?
A. Vua mới còn nhỏ tuổi.
B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.
C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.
D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Câu 5: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?
A. Công thương nghiệp sa sút.
B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
C. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.
Câu 6: Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là:
A. Đại Việt sử ký tiền biên. Đại Nam liệt truyện.
B. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.
C. Lịch triều hiến chương loại chí. Đại Việt sử kí tiền biên.
D. Nhất thống dư địa chí. Đại Nam Liệt truyện.
Câu 7: “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?
A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.
B. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.
D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
Câu 8: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta đã phải chống các thế lực ngoại xâm nào?
A. Quân Minh, Thanh. B. Quân Tống, Thanh.
C. Quân Mông Nguyên. D. Quân Xiêm, Thanh.
Câu 9: Chiến thắng lớn nhất ở Đàng Trong đánh bại quân Xiêm xâm lược vào thế kỉ XVIII là chiến thắng nào?
A. Chi Lăng – Xương Giang. B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Ngọc Hồi – Hà Hồi.
Câu 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?
A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).
D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.
Câu 11: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.
D. Giải quyết việc làm cho nông dân.
Câu1 2: Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?
A. Doanh điền sứ. B. Tổng đốc. C. Tuần phủ. D. Chương lý.
Câu II: Điền chữ Đ (đúng) hay S (sai) vào cho đúng:
Từ năm 1815-1832 nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Ngô Sĩ Liên là nhà bác học lớn nhất nước ta ở thế kỉ XVIII.
Năm 1993 UNESCO đã công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Năm 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế
Từ năm 1815-1832 nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Đoàn Thị Điểm được mệnh danh là Hồng Hà nữ sĩ
Năm 1993 UNESCO đã công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Năm 1820 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long.
Câu III: Nối cột A(thời gian) với cột B (sự kiện) cho đúng:
A.Thời gian B.Sự kiện
1. Năm 1771 a. Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long.
2. Năm 1785 b. Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân.
3. Năm 1786 c. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.
4. Năm 1788 d. Quang Trung đại phá quân Thanh.
5. Năm 1789 e. Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.
6. Năm 1802 g. Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm.
h. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
i. Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ.
II: TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỷ XVIII?
Câu 2: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Câu 3: Hãy Nêu những thành tựu về khoa học- kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Thành tựu đó phản ánh điều gì?
Câu 4: Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có khác gì so với thời Quang Trung?

0 bình luận về “I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu”

  1. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

    Câu 1: A. Truyện Kiều của Nguyễn Du. 

    Câu 2: D. Chữ Hán và chữ Nôm.

    Câu 3: A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.

    Câu 4: C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.

    Câu 5: B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

    Câu 6: B. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.

    Câu 7: C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.

    Câu 8: C. Quân Mông Nguyên.

    Câu 9: C. Rạch Gầm – Xoài Mút.

    Câu 10: B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).

    Câu 11: A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    Câu 12: A. Doanh điền sứ.

    Câu 13: 

    – Từ năm 1815-1832 nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. S

    – Ngô Sĩ Liên là nhà bác học lớn nhất nước ta ở thế kỉ XVIII.  S

    – Năm 1993 UNESCO đã công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.  Đ

    – Năm 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.    Đ  

    – Từ năm 1815-1832 nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.   Đ

    – Đoàn Thị Điểm được mệnh danh là Hồng Hà nữ sĩ.   Đ

    – Năm 1993 UNESCO đã công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.    Đ

    – Năm 1820 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long.       S

    Câu 14: 

    1. e. Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.

    2. g. Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm.

    3. b. Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân.

    4. c. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. 

    5. d. Quang Trung đại phá quân Thanh.

    6. a. Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long.

    PHẦN II: TỰ LUẬN 

    Câu 1: 

    – Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi, đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung. 

    – Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.

    Câu 2: 

    a. Kinh tế:

    * Nông Nghiệp:

        – Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

        – Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.

    * Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

        – Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.

        – Mở cửa ải thông chơi búa.

        – Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    b. Phát triển văn hóa dân tộc:

        – Ban bố Chiếu lập học.

        – Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.

        – Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    Câu 3: 

    * Lĩnh vực: Văn học 

    Thành tựu:

    – Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

    – Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…

    * Lĩnh vực: Khoa học – kĩ thuật

    Thành tựu:

        Khoa học:

        Sử học:

    + Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

    + Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…

    + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

        Địa lí: 

    + Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

    + Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

       Kĩ thuật:

    + Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

    + Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

    + Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

    Câu 4: ( trong ảnh )

     

    i-trac-nghiem-3-diem-khoanh-tron-chi-mot-chu-cai-truoc-cau-tra-loi-dung-cau-1-mot-kiet-tac-van-h

    Bình luận
  2. Câu 1: C

    Câu 2: B

    Câu 3: A

    Câu 4: C

    Câu 5: B

    Câu 6: B

    Câu 7: C

    Câu 8: D

    Câu 9: C

    Câu 10: B

    Câu 11: C

    Câu 12: A

    TỰ LUẬN: 

    Câu 1:

     Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi, đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung.

    – Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.

    câu 2:

    * Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    => Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

    => Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    * Về văn hóa, giáo dục:

    – Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

    – Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    – Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    câu 3:

    Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:

    – Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.

    – Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.

    – Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

    Câu 4: 

    Nội dung

    Thời Quang Trung

    Thời Nguyễn

    Ngoại giao

    Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

    – Thần phục nhà Thanh.

    – Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc.

    Ngoại thương

    – Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    – Mở cửa ải, thông chợ búa.

    – Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai.

    – Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định

    Bình luận

Viết một bình luận