I – Trắc nghiệm: Câu 1. Ý nào sau đây không thể hiện được việc nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta? A. Chia lại các quận huyện để cai tr

I – Trắc nghiệm:
Câu 1. Ý nào sau đây không thể hiện được việc nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với
nhân dân ta?
A. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.
B. Không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng.
C. Dạy cho nhân dân ta sản xuất công cụ và vũ khí.
D. Đặt ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lý và tàn bạo.
Câu 2. Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành 6 châu như vậy là để
A. dễ bề cai trị, quản lý chặt chẽ hơn.
B. cử được nhiều quan chức Trung Quốc sang nước ta.
C. dễ xiết chặt ách bóc lột.
D. dễ dàng thu thuế tăng thu nhập.
Câu 3. Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm nào? Ở đâu?
A. Năm 452, Thái Bình. B. Năm 542, Thái Bình
C. Năm 540, Thái Bình. D. Năm 544, Thái Bình.
Câu 4. Kinh đô của nước Vạn Xuân đặt ở
A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Mê Linh (Vính Phúc).
Baøi 21: KHÔÛI NGHÓA LYÙ BÍ, NÖÔÙC VAÏN XUAÂN (542-602)
C. Văn Lang (Bạch Hạc-Phú Thọ). D. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
II. Tự luận:
1. Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542.
2. Những việc làm của Lý Bí sau khi giành độc lập có ý nghĩa gì? Em có suy nghĩ gì
về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

0 bình luận về “I – Trắc nghiệm: Câu 1. Ý nào sau đây không thể hiện được việc nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta? A. Chia lại các quận huyện để cai tr”

  1. 1/ A. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.

    2/ A. dễ bề cai trị, quản lý chặt chẽ hơn.

    3/ B. Năm 542, Thái Bình.

    4/ D. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

    II. Tự luận.

    1/ Tóm tắt :

    – Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

    – Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

    – Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

    – Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

    2/

    Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

    – Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

    – Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

    – Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

    Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:

    – Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

    – Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

    Bình luận
  2. I. Trắc nghiệm:

    1A

    2A

    3B

    4D

    II. Tự luận:

    1. 

    Cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

    +Nguyên nhân:

    -Chính sách bóc lột của nhà Lương.

    +Diễn biến:

    -Mùa xuân 542:Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình(mạn Bắc Sơn Tây).

    -Hào kiệt khắp nơii kéo về hưởng ứng.

    -Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

    -Tháng 4/542:nhà Lương huy động lực lượng đàn áp→ta giải phóng thêm Hoàng Châu.

    -543:nhà Lương đàn áp lần 2, ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố→tướng giặc bị giết quân Lương bị đánh tan.

    +Kết quả:

    Khởi nghĩa thắng lợi.

    -544:Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế).

    -Đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu Thiên Đức.

    -Đóng đô ở cửa sông Tô Lịch(Hà Nội).

    -Lập triều đình 2 ban:

    +Ban văn:Tinh Thiều

    +Ban võ:Phạm Tu

    2. 

    -Ý nghĩa:

    + Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.

    + Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ. Có giang sơn, bờ cõi riêng.

    + Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân

    Bình luận

Viết một bình luận