Xin thầy hãy dạy cho con tôi…
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và
cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho
cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí
quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những
kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại
nhất…
Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách,
nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về
sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh
trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong năng và những
bông hoa nở ngát trên đồi xanh…
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận
thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho
cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù
tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là
không đúng…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với
những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin
tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông
khi tất cả mọi người chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải láng nghe tất cả mọi
người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải
sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để
cháu chi đón nhận những gì tốt đep mà thôi.
(Trích trong Những câu chuyện về người thầy – NXB
Trẻ, TP.HCM, 2004)
Từ những suy nghĩ và cảm xúc mà văn bản trên
gợi ra, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ)
với câu mở đầu: Trong năm học mới này, xin thầy hãy
dạy cho em…
Đừng xóa câu trả lời nhé
Trong năm học mới này, xin thầy hãy dạy cho em sức mạnh để có thể đương đầu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại và một tương lai mà xã hội đòi hỏi sự thích ứng cao, khả năng thích ứng và chịu đựng áp lực của mỗi cá nhân lại cần được trau dồi và nâng cao hơn bao giờ hết
Thưa thầy, em hiểu mỗi thầy cô đều có nghĩa vụ giảng dạy và xây dựng nền tảng tri thức cho học sinh của mình. Thế nhưng, khả năng đương đầu với mỗi thứ thách là khả năng bắt buộc phải có ở mỗi học sinh chúng em khi chúng em lớn lên và trưởng thành sau này. Nếu không được rèn luyện khả năng này từ sớm và dần dần lâu dài, chúng em sẽ khó có thể chịu đựng được áp lực làm việc và trở thành người lớn sau này. Em biết rằng mỗi thầy cô đều thực sự thương học sinh của mình, nhưng sự yêu thương và đùm bọc quá mức sẽ tạo cho học sinh một vùng thoải mái. Chúng em sẽ dễ dàng mắc kẹt trong đó mãi mãi mà không tìm cách thoát ra được. Sau này khi đối mặt với những vấn đề thực sự của cuộc sống thì sự chở che đó của thầy cô lại trở thành chướng ngại đối với chúng em.
Vì thế, thay vì cho chúng em con cá, xin thầy cô hãy cho chúng em cách câu cá, cách lao động và tự lập bằng chính đôi bàn tay và công sức của mình. Tự lập, tự túc và có tính kỷ luật cao chính là yếu tố then chốt của những chủ nhân tương lai của nước nhà. Dù sau này, chúng em có tham gia vào vị trí lao động nào trong xã hội thì những đức tính tốt và khả năng chịu đựng áp lực để mà giải quyết tốt công việc đều là kỹ năng quan trọng. Ngay từ trên nhà trường, học sinh có thể rèn luyện đức tính kỷ luật, nề nếp, làm việc chỉn chu ngay trong áp lực bằng các cách khác nhau: lao động trong và ngoài nhà trường, các hoạt động gắn kết học sinh,…
Vì vậy, xin thầy cô bên cạnh tri thức hãy dạy cho chúng em cả khả năng tự lập và giải quyết công việc của chính bản thân mình. Hãy cho chúng em sức mạnh và thái độ nghiêm túc với chính công việc và cuộc đời của mình ngay từ bây giờ.
Chúc bạn thi tốt.