kể 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được kể về 1 người có tấm lòng nhân đạo văn 4

kể 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được kể về 1 người có tấm lòng nhân đạo văn 4

0 bình luận về “kể 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được kể về 1 người có tấm lòng nhân đạo văn 4”

  1.       Trong xóm em, người mang tấm lồng rộng lượng, bao dung mà ai cũng rất yêu mến, người mà đối xử với ai cũng tốt bụng như người nhà, khiến em rất quý trọng, đó là bác . . . 

          Bác . . . năm nay đã ngoài 40 tuổi rồi mà nom bác còn trẻ trung, xinh đẹp lắm. Tuy không trắng nhưng bác lại có một nước da rất ưa nhìn. Bác có dáng người thon thả, thanh tú. Mái tóc xoăn ngắn ngang vai rất hợp với chiếc mũi dọc dừa vừa khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đôi mắt bác sáng long lanh như những vì sao, nó như biết nói, biết cười, biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đẹp nhất là đôi môi đỏ mọng hình trái tim luôn nở nụ cười, khoe ra hàm răng trắng sáng, đều như hạt bắp. 

          Hằng ngày, bác đi làm rất đúng giờ. Bác luôn mặc những bộ quần áo giản dị, còn thường xuyên chăm sóc cây cối. Ngoài ra, bác còn mở một Trung tâm để giúp đỡ trẻ em nghèo, người khuyết tật. Cứ mỗi lần có dịp lễ Tết, bác đều chuẩn bị những món quà để tặng cho trẻ em, người khuyết tật. Khi mọi người gặp khó khăn, bác đều nhiệt tình giúp đỡ.

          Em rất yêu quý bác . . . bởi lòng nhân hậu luôn mang đến cho mọi người niềm vui mà loài vật sự yêu thương. Em mong rằng dù chúng ta còn là những học trò, chưa làm ra kinh tế nhưng hãy mang lòng nhân hậu của mình trao cho nhau, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

    Bình luận
  2.                                                                      BÀI LÀM:

             Nhân hậu-một đức tính tốt mà mỗi con người, mỗi cá nhân đều phải có. Nó khong chỉ giúp ta trở nên lương thiện mà còn giúp cuộc sống trở nên yêu đời, tạo cho mọi người sự thiện cảm, trân trọng, yêu quý về chúng ta. Em cũng từng được nghe rất nhiều câu chuyện về tấm lòng nhân hậu. Nhưng em rất ấn tượng, ngưỡng mộ, khâm phục sự nhân hậu, tấm lòng lương thiện của “cậu bé” trong câu chuyện “Ông lão ăn xin”

             Như mọi hôm, cậu bé rảo bước trên phố sau một ngày dài căng thẳng. Trong dòng người tấp nập, nhộn nhịp quen thuộc lúc về chiều, cậu chỉ là một phần tử nhỏ nhoi. Vừa đi vừa suy nghĩ miên man, bất giác cậu nhìn thấy một ông lão ăn xin trông rất tội nghiệp đang chìa đôi bàn tay của mình để cầu xin sự giúp đỡ. Thế mà, chẳng một ai để ý đến ông, thật đáng thương! Thấy vậy, cậu bèn cố chen qua dòng người để đến gần ông lão. Ôi chao! trông ông thật bi thảm. Dáng người gầy gò như một người thiếu chất, quần áo tả tơi, đôi môi tái nhợt vì lạnh và đói. Thấy cậu bé đến, ông liền chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu của mình, nói: “cho tôi xin một miếng cơm, như thế là đủ rồi. Nếu tôi quấy rầy đến ngài thì có lẽ thôi vậy.” Cậu bé vội lục hết túi này đến túi kia nhưng vẫn chẳng có gì cả. Nhưng ông lão thật tội nghiệp, cậu cũng không nỡ. Cuối cùng cậu đành nắm lấy đôi bàn tay ông, thì thầm: ” cháu không có gì cả, ông ạ. Xin ông đừng giận cháu.” Ông lão nhìn cậu bé một hồi lâu bằng đôi mắt ướt đẫm, rồi nở nụ cười: “Cháu đã cho lão rồi đấy.” Hình như cậu cũng vậy, cậu cũng nhận được một chút gì đó từ ông lão. 

              Qua nhân vật “cậu bé” trong truyện đã giúp em thấy rõ hơn về lòng nhân hậu. Cậu đã biết yêu thương, thông cảm, chia sẻ tình yêu thương cho mọi người. Từ đó đã mang lại cho người nghe người đọc một sự ấm áp, phải luôn trân trọng bản thân, mọi người cũng như phải biết chia sẻ niềm vui cho người khác. Em xin hứa sẽ noi theo những tấm gương trong sáng như thế.

    Bình luận

Viết một bình luận