0 bình luận về “Kể các về tấm gương đạo đức tự chủ Hồ Chí Minh?”
Câu chuyện Bác bỏ thuốc lá
Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.
Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi. Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò).
Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: “Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?”. Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: “Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành”. Người lại nói: “Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho” và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là “bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác”. Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.
Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: “Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy”.
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn MẫnMinh hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốtnhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ Penixillin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: “Nhưng hút thế để có cữ”. Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng. Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: “Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá”. Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau:
Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp. Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác (xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia”…). Hôm ấy, bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với hai bác cháu.
Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo:
– Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ (xin chú ý: bác Tô trước) mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu.
Cháu bé vòng tay, cúi đầu:
– Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…
Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi:
– Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu.
Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo:
– Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi.
Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung.
– Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé…
Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:
– Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…
Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [1]
Bài học rút ra:
Trẻ em cần phải được dạy về lễ phép và đặc biệt là tính tự chủ trong mọi việc. Tính tự chủ thể hiện được phẩm cách của con người, có thể luyện tập được nhờ giáo dục và những gương tốt trong gia đình. Vai trò của gia đình rất cần thiết trong việc luyện tập thói quen biết tự chủ cho trẻ em và nền giáo dục của bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải hướng dẫn người học là không được buông trôi theo bản năng, nghĩa là biết nói không với điều xấu.
Muốn thế, chúng ta phải luyện tập cho mình thói quen biết sử dụng tự do, đó là thói quen làm chủ thái độ, làm chủ lời nói và làm chủ cảm xúc của mình. Đối với con cái, yêu chiều con không có nghĩa là cho con được làm mọi đỉều con thích, nhưng nên kiên nhẫn giải thích cho con những điều tốt xấu, giúp con thực hiện những điều tốt và biết nói không với điều xấu.v.v
Câu chuyện Bác bỏ thuốc lá
Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.
Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi. Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò).
Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: “Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?”. Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: “Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành”. Người lại nói: “Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho” và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là “bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác”. Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.
Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: “Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy”.
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn MẫnMinh hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốtnhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ Penixillin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: “Nhưng hút thế để có cữ”. Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng. Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: “Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá”. Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau:
“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân”.
Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp. Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác (xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia”…). Hôm ấy, bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với hai bác cháu.
Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo:
– Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ (xin chú ý: bác Tô trước) mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu.
Cháu bé vòng tay, cúi đầu:
– Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…
Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi:
– Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu.
Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo:
– Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi.
Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung.
– Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé…
Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:
– Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…
Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [1]
Bài học rút ra:
Trẻ em cần phải được dạy về lễ phép và đặc biệt là tính tự chủ trong mọi việc. Tính tự chủ thể hiện được phẩm cách của con người, có thể luyện tập được nhờ giáo dục và những gương tốt trong gia đình. Vai trò của gia đình rất cần thiết trong việc luyện tập thói quen biết tự chủ cho trẻ em và nền giáo dục của bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải hướng dẫn người học là không được buông trôi theo bản năng, nghĩa là biết nói không với điều xấu.
Muốn thế, chúng ta phải luyện tập cho mình thói quen biết sử dụng tự do, đó là thói quen làm chủ thái độ, làm chủ lời nói và làm chủ cảm xúc của mình. Đối với con cái, yêu chiều con không có nghĩa là cho con được làm mọi đỉều con thích, nhưng nên kiên nhẫn giải thích cho con những điều tốt xấu, giúp con thực hiện những điều tốt và biết nói không với điều xấu.v.v