0 bình luận về “Kể lại một câu chuyện về tấm lòng bao dung”
Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng nên mối quan hệ thân thiện, là sợi dây tình cảm gắn kết giữa con người với con người. Trong cuộc sống ai cũng cần có sự cảm thông, bao dung của người khác với mình và ngược lại. Lòng bao dung chính là một cách để bản thân hòa nhập với xã hội, khiến cho cuộc sống trở nên ấm áp, muôn màu và cũng nhiều ý nghĩa hơn.
Chuyện kể rằng: Có hai bạn Voi và chuột còi sống ở một ngôi làng nọ, “vì voi mập ỷ mình to con nên thường xuyên ăn hiếp bạn bè, nhất là chuột còi. Có lần cả nhóm chơi đá bóng,voi mập đã cố ý ngáng chân chuột còi khiến cậu ngã đau điếng, đầu bị u một cục to tướng”. Nhưng khi “voi trượt chân té xuống sông. Nó sợ hãi vẫy vùng kêu cứu… riêng chuột còi nhanh chân kiếm khúc cây dài đưa voi nắm rồi bảo mọi người kéo voi vào bờ”; hành động không vụ lợi toan tính của chuột còi đã khiến chú voi mập phải suy nghĩ, ân hận: Không nên ỷ mình cao lớn, có sức mạnh mà kiếm cớ bắt nạt các bạn yếu thế hơn. Sẽ chẳng có bạn nào muốn chơi cùng và giúp đỡ lúc gặp khó khăn. Là bài học về cách đối nhân xử thế giữa hai chú Thỏ Nâu và Thỏ Trắng với bác Gấu Đen vào một ngày mưa to, gió lớn trong rừng sâu, để rồi khi đọc xong câu chuyện Bác Gấu đen và hai chú thỏ bạn đọc nhỏ tuổi chúng ta càng thấy thấm thía hơn triết lý của cuộc sống: “Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, tha thứ cho người biết hối hận với lỗi lầm sẽ làm cho cuộc sống chúng ta thêm nhân ái”. Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động mạnh đến nhận thức mỗi con người. Nhất là đối với cuộc sống, công việc và học tập của con trẻ, việc khoan dung đem lại hiệu quả vượt trội hẳn so với việc áp dụng bất kỳ hình phạt nào. Thậm chí, khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình, giải thoát mình khỏi những sự giận dữ, căm tức, hận thù, tranh chấp… nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình. Đây cũng chính là lời nhắn gửi chân thành mà tác giả muốn dành cho các bạn nhỏ qua Câu chuyện về lòng khoan dung của một vị thiền sư già đối với chú tiểu ham chơi, trở thành hành trang quý giá theo chú đi suốt cuộc đời. Một người có tấm lòng khoan dung sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Vì vậy, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và họ sống chan hòa với mọi người xung quanh mà không hề để tâm những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Nhờ thế mà họ sẽ được nhiều người yêu quý, cảm mến, câu chuyện về “anh chàng nghèo” Quân Tử trong truyện ngắn cùng tên “sống một thân một mình, thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật” “trong nhà có bao nhiêu của nả, anh lần lượt đem ra giúp đỡ cho người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc”, cuối cùng trước những thử thách kén chọn rể tài của nhà vua, chàng Quân Tử đã lần lượt vượt qua và sống cuộc đời hạnh phúc cùng công chúa. Câu chuyện đã nhắc nhở chúng ta nên Sống nhân đức với mọi người, bao dung đối với cả các loài vật nhỏ bé xung quanh ấy là tích thiện… Hơn thế nữa, lòng khoan dung, nhân hậu còn có thể tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người khác. Câu chuyện bát mì kể lại chuyện có thật xảy ra cách đây năm mươi năm vào tối 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản có “ba mẹ con cùng ăn chung một bát mì sợi. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp họ có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của người cha (bị tai nạn đã mất đi) để lại nhẹ nhàng hơn”. Lòng nhân ái, sự quan tâm của vợ chồng ông bà chủ tiệm mì tuy nhỏ nhoi nhưng đã như ngọn lửa ấm áp giữa đêm đông giá rét, khích lệ động viên ba mẹ con có thêm nghị lực để vượt qua bao khó khăn trở ngại của cuộc sống. Trong tuyển chọn Truyện kể về lòng bao dung, tác giả Dương Phong còn dẫn dắt các em đến với thế giới truyện cổ tích của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Sọ Dừa, Sự tích trái thơm, Sự tích đá Bà Rầu, Nàng tiên Gạo, Bạch Tuyết và Hồng Hoa, Sự tích hoa Mộc Lan, Con cá vàng và nàng lãng quên, Công chúa Markassa và chim thần Đrêđêin… và nhiều câu chuyện cảm động khác như: Tống Tựu lấy đức báo oán, Độ lượng, Tha thứ mãi mãi, Chuyện bố tôi, Người con hiếu thảo, Mẹ đang nghe con nói đây… góp phần hình thành, vun đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn các em những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của con người: Lòng nhân ái, vị tha và sự bao dung, cao thượng…
Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng nên mối quan hệ thân thiện, là sợi dây tình cảm gắn kết giữa con người với con người. Trong cuộc sống ai cũng cần có sự cảm thông, bao dung của người khác với mình và ngược lại. Lòng bao dung chính là một cách để bản thân hòa nhập với xã hội, khiến cho cuộc sống trở nên ấm áp, muôn màu và cũng nhiều ý nghĩa hơn.
Chuyện kể rằng: Có hai bạn Voi và chuột còi sống ở một ngôi làng nọ, “vì voi mập ỷ mình to con nên thường xuyên ăn hiếp bạn bè, nhất là chuột còi. Có lần cả nhóm chơi đá bóng,voi mập đã cố ý ngáng chân chuột còi khiến cậu ngã đau điếng, đầu bị u một cục to tướng”. Nhưng khi “voi trượt chân té xuống sông. Nó sợ hãi vẫy vùng kêu cứu… riêng chuột còi nhanh chân kiếm khúc cây dài đưa voi nắm rồi bảo mọi người kéo voi vào bờ”; hành động không vụ lợi toan tính của chuột còi đã khiến chú voi mập phải suy nghĩ, ân hận: Không nên ỷ mình cao lớn, có sức mạnh mà kiếm cớ bắt nạt các bạn yếu thế hơn. Sẽ chẳng có bạn nào muốn chơi cùng và giúp đỡ lúc gặp khó khăn. Là bài học về cách đối nhân xử thế giữa hai chú Thỏ Nâu và Thỏ Trắng với bác Gấu Đen vào một ngày mưa to, gió lớn trong rừng sâu, để rồi khi đọc xong câu chuyện Bác Gấu đen và hai chú thỏ bạn đọc nhỏ tuổi chúng ta càng thấy thấm thía hơn triết lý của cuộc sống: “Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, tha thứ cho người biết hối hận với lỗi lầm sẽ làm cho cuộc sống chúng ta thêm nhân ái”.
Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động mạnh đến nhận thức mỗi con người. Nhất là đối với cuộc sống, công việc và học tập của con trẻ, việc khoan dung đem lại hiệu quả vượt trội hẳn so với việc áp dụng bất kỳ hình phạt nào. Thậm chí, khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình, giải thoát mình khỏi những sự giận dữ, căm tức, hận thù, tranh chấp… nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình. Đây cũng chính là lời nhắn gửi chân thành mà tác giả muốn dành cho các bạn nhỏ qua Câu chuyện về lòng khoan dung của một vị thiền sư già đối với chú tiểu ham chơi, trở thành hành trang quý giá theo chú đi suốt cuộc đời.
Một người có tấm lòng khoan dung sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Vì vậy, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và họ sống chan hòa với mọi người xung quanh mà không hề để tâm những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Nhờ thế mà họ sẽ được nhiều người yêu quý, cảm mến, câu chuyện về “anh chàng nghèo” Quân Tử trong truyện ngắn cùng tên “sống một thân một mình, thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật” “trong nhà có bao nhiêu của nả, anh lần lượt đem ra giúp đỡ cho người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc”, cuối cùng trước những thử thách kén chọn rể tài của nhà vua, chàng Quân Tử đã lần lượt vượt qua và sống cuộc đời hạnh phúc cùng công chúa. Câu chuyện đã nhắc nhở chúng ta nên Sống nhân đức với mọi người, bao dung đối với cả các loài vật nhỏ bé xung quanh ấy là tích thiện… Hơn thế nữa, lòng khoan dung, nhân hậu còn có thể tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người khác. Câu chuyện bát mì kể lại chuyện có thật xảy ra cách đây năm mươi năm vào tối 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản có “ba mẹ con cùng ăn chung một bát mì sợi. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp họ có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của người cha (bị tai nạn đã mất đi) để lại nhẹ nhàng hơn”. Lòng nhân ái, sự quan tâm của vợ chồng ông bà chủ tiệm mì tuy nhỏ nhoi nhưng đã như ngọn lửa ấm áp giữa đêm đông giá rét, khích lệ động viên ba mẹ con có thêm nghị lực để vượt qua bao khó khăn trở ngại của cuộc sống.
Trong tuyển chọn Truyện kể về lòng bao dung, tác giả Dương Phong còn dẫn dắt các em đến với thế giới truyện cổ tích của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Sọ Dừa, Sự tích trái thơm, Sự tích đá Bà Rầu, Nàng tiên Gạo, Bạch Tuyết và Hồng Hoa, Sự tích hoa Mộc Lan, Con cá vàng và nàng lãng quên, Công chúa Markassa và chim thần Đrêđêin… và nhiều câu chuyện cảm động khác như: Tống Tựu lấy đức báo oán, Độ lượng, Tha thứ mãi mãi, Chuyện bố tôi, Người con hiếu thảo, Mẹ đang nghe con nói đây… góp phần hình thành, vun đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn các em những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của con người: Lòng nhân ái, vị tha và sự bao dung, cao thượng…