Kể một số tài nguên biển mà em biết? Môi trường biển nước ta hiện nay như thế nào? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biê

By Josie

Kể một số tài nguên biển mà em biết?
Môi trường biển nước ta hiện nay như thế nào? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần làm gì? ( làm trong phạm vi học sinh)
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam?
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của biển đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta?

0 bình luận về “Kể một số tài nguên biển mà em biết? Môi trường biển nước ta hiện nay như thế nào? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biê”

  1. Đáp án:

     Câu 1 :

    a. Diện tích, giới hạn.

     – Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

     – Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

    – Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 

    b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

     – Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

    – Chế độ gió: 

    + Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

    + Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

    + Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

    – Chế độ nhiệt: 

    + Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

    + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

    + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

     – Chế độ mưa:

    + 1100 – 1300mm/ năm.

    + Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

    – Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

    – Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

    – Độ mặn trung bình: 30 – 33%

    Câu 2:

    – Thuận lợi:

    • Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
    • Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
    • Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
    • Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

    – Khó khăn:

    • Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
    • Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
    • Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
    • Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

    Câu 3 :

    Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

    – Khoáng sản:

    + Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

    + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

    + Vật liệu xây dựng: cát, sỏi…là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

    + Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

    – Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

    – Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

    – Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ…là cơ sở để phát triển ngành du lịch.

    Câu 4:

    – Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

    Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

    Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải:

    – Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: đối với thủy sản khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm hoạt động nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt.

    – Giữ gìn, bảo vệ môi trường: Trong khai thác dầu khí cần chú ý hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu…để tránh gây ô nhiễm; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.

    – Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép.

    – Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.

    Trả lời

Viết một bình luận