+)kể tên những phương pháp cân bằng phương trình hóa học “Cơ bản nhất” ( Những loại phương trình nào phương pháp đó không sử dụng được )? +) Phương

+)kể tên những phương pháp cân bằng phương trình hóa học “Cơ bản nhất” ( Những loại phương trình nào phương pháp đó không sử dụng được )?
+) Phương pháp Cân bằng mọi phương trình cơ bản ?

0 bình luận về “+)kể tên những phương pháp cân bằng phương trình hóa học “Cơ bản nhất” ( Những loại phương trình nào phương pháp đó không sử dụng được )? +) Phương”

  1. Phương pháp đại số cân bằng được mọi phương trình hóa học (Cơ bản, kể cả phức tạp):

    Bước 1:

    VD:  FeS2 + O2 -> SO2 + Fe2O3

    – Đặt các ẩn số a,b,c,d,… trước mỗi các chất hóa học tham gia và sau phản ứng

    a FeS2 + b O2 -> c SO2 + d Fe2O3

    Bước 2:

    – Lập hệ phương trình nhiều ẩn dựa vào phương trình hóa học của chúng ta, dựa vào từng nguyên tố để tạo:

    a = 2d   (Đối với nguyên tố Fe) (Do mỗi Fe2O3 có chứa 2 nguyên tử sắt và mỗi FeS2 có chứa 1 nguyên tử sắt)

    2a = c   (Đối với nguyên tố S) (Do mỗi FeS2 có chứa 2 nguyên tử lưu huỳnh và mỗi SO2 có chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh)

    2b = 2c + 3d (Đối với nguyên tố O) (Do mỗi O2 có chứa 2 nguyên tử Oxi, mỗi SO2 có chứa 2 nguyên tử Oxi và mỗi Fe2O3 có chứa 3 nguyên tử Oxi)

    Vậy HPT của chúng ta là:

    a = 2d (1)

    2a = c (2)

    2b = 2c + 3d (3)

    Bước 3:

    – Sắp xếp các PT trong HPT theo biến xuất hiện nhiều nhất và có thể thay vào các ẩn khác (trong trường hợp này là ẩn a):

    a = 2d (1)                                    d = $\frac{a}{2}$ (1)              d = $\frac{a}{2}$ (1)

    2a = c (2)                   <=>          c = 2a (2)                     <=> c = 2a (2)

    2b = 2c + 3d (3)                         2b = 2c + 3d (3)                    b = $\frac{11}{4}$a (3)

    Bước 4:

    – Thế giá trị a phù hợp sao cho mỗi ẩn số khác a và dựa vào biến a có giá trị nguyên (Do b có mẫu là 4, d có mẫu là 2 nên BCNN(2,4) = 4

    Vậy thế a = 4 vào HPT, ta có:

    d = $\frac{4}{2}$ = 2

    c = 2a = 8

    b = $\frac{11}{4}$a = 11

    Bước 5:

    – Thế tất cả các ẩn số trong HPT đã có giá trị vào trong phương trình hóa học:

    a FeS2 + b O2 -> c SO2 + d Fe2O3

    4FeS2 + 11O2 -> 8SO2 + 2Fe2O3

    Bước 6:

    – Kiểm tra phương trình hóa học có đủ mỗi nguyên tố bên vế trái (Chất tham gia phản ứng) so với vế phải chưa (Chất sau phản ứng, sản phẩm, chất bay hơi,…). Nếu tất cả các nguyên tử đều đủ về mặt số lượng thì PTHH đc cân bằng

    *Nguyên tử Fe:

    – Vế trái: 4

    – Vế phải: 4
    *Nguyên tử S:

    – Vế trái: 8

    – Vế phải: 8

    *Nguyên tử O:

    – Vế trái: 22

    – Vế phải: 16 + 6 = 22

    => Vậy PTHH đc cân bằng và ở mức tối giản nhất.

    (Lưu ý: Nếu lúc này PTHH chưa cân bằng thì kt các bước từ 1 đến 4)

    Bình luận

Viết một bình luận