Kể truyện Thánh Gióng, Thạch Sanh bằng lời văn của em. Nguyên nhân dùng từ? Cách chữa?

Kể truyện Thánh Gióng, Thạch Sanh bằng lời văn của em.
Nguyên nhân dùng từ? Cách chữa?

0 bình luận về “Kể truyện Thánh Gióng, Thạch Sanh bằng lời văn của em. Nguyên nhân dùng từ? Cách chữa?”

  1. Chúc bạn học tốt!!!

    Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.

    Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.

    Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông – một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.

    Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.

    Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.

    Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh – căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.

    Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.

    Câu chuyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo – đó là những bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu thông qua câu chuyện này.

    Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.

    Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.

    Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông – một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.

    Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.

    Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.

    Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh – căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.

    Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.

    Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.

    Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.

    Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông – một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.

    Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.

    Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.

    Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh – căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.

    Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.

    Bình luận
  2. trả lời : Kể truyệnThạch Sanh bằng lời văn của em.

    Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

    Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh “đi canh miếu thần” để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

    Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp “đứa em kết nghĩa”. Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

    Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

    Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

    Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

    Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

    Kể truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

    Đời vua Hùng Vương thứ Sáu, giặc ngoại xâm ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã sáu mươi tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Điều kì lạ là không giống như bao đứa trẻ khác “ ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười, không biết đi, biết lẫy. Rồi bỗng chợt, một ngày nọ ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ :

    – Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.

    Quá đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:

    Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.

    Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến chỗ Gióng.

    Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Dân làng đành phải lấy hoa lau buộc thêm vào để che kín thân. Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt. Ngựa bị bẹp rúm. Sứ giả sợ hãi cho về đúc lại thành ngựa mới, có đủ nội tạng như ngựa thật, chịu được sức nặng của Gióng. Khi mang ngựa sắt đến nơi cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đang hoành hành cướp bóc ở Trâu Sơn (!). Thánh Gióng liền đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa và thét lớn: Ta là Thiên Tướng đây! Rồi giật cương, ngựa chồm lên, hí dài một tiếng và phi như gió, miệng phun lửa bừng bừng, làm cháy xém cây cối, nhà cửa mấy làng bên (tức các làng Phù Chấn, Phù Lưu và Phù Tảo được mang tên là làng Cháy hiện nay).

    Gióng phi ngựa đến chỗ vua đang đóng quân nhận lệnh rồi hướng phía giặc Ân làm tướng tiên phong, quân sĩ ào ào theo sau. Thấy vậy, dân làng trên đường đội quân Gióng đi qua cũng chạy theo, từ trẻ chăn trâu, người đánh cá đến người đập đất, người chài lưới ven sông,… Hai tướng Dực và Minh của đất Hà Lỗ cũng đưa quân theo Gióng. Xung giữa trận tiền, giặc Ân bị đánh tơi bời, đứa thì bị giết, đứa sụp lạy quy hàng. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Hàng loạt dãy tre làng được Gióng dùng vào đánh giặc. Chỗ rặng tre bị nhổ gần núi Trâu Sơn sau biến thành một dải đầm lớn gọi là đầm Thất Gian. Và những mảnh tre bị gãy ném rải rác khắp chiến trường, từ vùng Quế Dương cho đến Đông Ngàn sau này mọc thành loại tre đặc biệt có màu vàng óng ánh nên gọi là tre đằng ngà.

    Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng. Vết chân của ngựa còn để lại hình lồi lõm ở một phiến đá lớn tại làng Phú Viên. Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt sông, đi ngược lên hồ Tây, rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng Xuân Tảo lập đền thờ cúng. Ăn cơm nắm xong, ngựa đưa Gióng dạo khắp vùng Đông Anh, Kim Anh, Hiệp Hòa. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua đã để lại những cụm ao chuôm mang hình vết chân ngựa. Khi qua Phù Lỗ, đến chân núi Phù Mã, Thánh Gióng bèn cởi áo giáp sắt mắc vào cành đa, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Hôm đó là ngày mồng chín tháng tư lịch trăng.

    Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

    Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làng Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Bẩn nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

    Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.

    Nguyên nhân dùng từ? Cách chữa?

    * Một số lỗi dùng từ thường gặp:

    1. Lặp từ

    2. Lẫn lộn các từ gần âm

    3. Dùng từ không đúng nghĩa

    I. Lặp từ

    1. Gạch chân dưới những từ giống nhau trong các câu dưới đây:

    a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

    (Thép Mới)

    b. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

    2. Việc lặp từ tre ở ví dụ a có gì khác biệt việc lặp từ ở ví dụ b?

    – Ở ví dụ a: việc lặp lại từ “tre” có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của cây tre trong việc chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước con người.

    – Ở ví dụ b: việc lặp lại từ “truyện dân gian” khiến cho câu văn trở nên lủng củng, khó hiểu.

    3. Chữa các câu mắc lỗi.

    – Gợi ý:

    • Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
    • Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết kì ảo nên em rất thích đọc.

    => Tổng kết:

    – Trong khi nói hoặc viết, học sinh thường sử dụng một từ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc lặp đi lặp lại như vậy được hiểu là một loại lỗi dùng từ là lỗi lặp.

    – Lỗi lặp gây ra cảm giác nhàm chán, khó hiểu; không những không cung cấp được nội dung mới mà còn nhắc lại nội dung cũ một cách máy móc.

    – Vì vậy, cần nâng cao vốn từ để tránh mắc phải lỗi lặp từ.

    II. Lẫn lộn các từ gần âm

    1. Trong các câu sau, những từ nào dùng không đúng?

    a. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

    – Trong câu a, học sinh đã dùng từ “thăm quan” sai do nhầm lẫn giữa từ tham quan và thăm quan.

    b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

    – Trong câu b, học sinh đã dùng sai từ “nhấp nháy” do nhầm lẫn giữa từ mấp máy và nhấp nháy.

    2. Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?

    Nguyên nhân mắc các lỗi trên là do nhầm lẫn giữa âm đọc của các từ trên.

    3. Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng.

    a. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh.

    b. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.

    => Tổng kết:

    – Khi nói hoặc viết, do nhầm lẫn giữa âm đọc hoặc chưa hiểu được nghĩa của từ nên học sinh thường dùng sai từ.

    – Vì vậy, cần kiểm tra kỹ cách phát âm cũng như nghĩa của từ đó trước khi sử dụng.

    II. Luyện tập

    Bài 1. Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:

    a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy là quý mến bạn Lan.

    => Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng rất quý mến.

    b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

    => Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều có phẩm chất đạo đức tốt.

    c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

    => Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

    Bài 2. Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

    a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

    – Từ dùng sai: linh động (không quá xem trọng quy tắc, dễ dàng thay đổi)

    – Cách sửa: sinh động (có khả năng gợi ra nhiều hình ảnh, nhiều dáng vẻ)

    b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

    – Từ dùng sai: bàng quang (một bộ phận của cơ thể con người)

    – Cách sửa: bàng quan (thờ ơ, không quan tâm đến)

    c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái…

    – Từ dùng sai: thủ tục (những công việc phải làm theo quy định của một cơ quan tổ chức nào đó)

    – Cách sửa: hủ tục (những phong tục đã lỗi thời)

    => Như vậy, các từ trên đều do lẫn lộn giữa các từ gần âm, hiểu sai nghĩa của từ.

    * Bài tập ôn luyện:

    Bài 1. Em hãy chỉ ra các lỗi sai trong các câu sau và sửa lại:

    a. Hùng là một chân sút rất tài năng nên Hùng được cử đi thi đấu quốc tế.

    b. Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạng.

    c. Cuộc thi này chỉ tuyển chọn ra những tài năng tinh tú nhất.

    d. Những thiệt hại sau vụ động đất ở Nhật Bản không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

    Bài 2. Thi kể tên một số từ thường bị dùng sai do lẫn lộn giữa các từ gần âm?

    Bài 3. Hãy lược bỏ các từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:

    a. Quỳnh là đứa em rất hiền lành, nhân hậu.

    b. Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua.

    c. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ thể hiện được tình cảm của bác Hồ dành cho bộ đội và nhân dân.

    d. Vua Hùng chỉ có một người con gái là Mị Nương nên Vua Hùng hết mực yêu thương Mị Nương.

    Gợi ý:

    Bài 1.

    a. 

    – Lỗi sai: Lặp từ “Hùng”

    – Cách sửa: Hùng là một chân sút tài năng nên (cậu) được cử đi thi đấu quốc tế.

    b. 

    – Lỗi sai: từ “lãng mạng” do lẫn lộn giữa các từ gần âm, hiểu sai nghĩa của từ.

    – Cách sửa: Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạn.

    c. 

    – Lỗi sai: từ “ tinh tú” do lẫn lộn giữa các từ gần âm, hiểu sai nghĩa của từ.

    – Cách sửa: Cuộc thi này chỉ tuyển chọn ra những tài năng tinh túy nhất.

    d.

    – Lỗi sai: lặp từ “số liệu” và “con số” là hai từ đồng nghĩa.

    – Cách sửa bỏ từ “số liệu”: Những thiệt hại sau vụ động đất ở Nhật Bản không thể tính bằng con số cụ thể.

    Bài 2.

    Một số từ thường bị dùng sai do lẫn lộn giữa các từ gần âm:

    Từ đúng

    Từ sai

    – tham quan

    – lãng mạn

    – phong thanh

    – bàng quan

    – độc giả

    – chín muồi

    – nhậm chức

    – chẩn đoán…

    – thăm quan

    – lãng mạng

    – phong phanh

    – bàng quang

    – đọc giả

    – chín mùi

    – nhận chức

    – chuẩn đoán…

    Bài 3.

    a. Quỳnh là đứa em rất hiền lành, nhân hậu.

    => Quỳnh là đứa em rất hiền lành.

    b. Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua.

    => Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào (thần) cũng thua.

    c. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ đã thể hiện được tình cảm của bác Hồ dành cho bộ đội và nhân dân.

    => Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đã thể hiện được tình cảm của bác Hồ dành cho bộ đội và nhân dân.

    d. Vua Hùng chỉ có một người con gái là Mị Nương nên Vua Hùng hết mực yêu thương Mị Nương.

    => Vua Hùng chỉ có một người con gái là Mị Nương nên hết mực yêu thương (nàng).

    ⇒ chúc bạn học tốt 

    Bình luận

Viết một bình luận