Kết thúc truyện “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn viết:
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước trào lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về kết thúc ấy.
Cả câu chuyện xoay quanh chuỗi hình ảnh đối lập giữa hoàn cảnh của người nông dân và tên quan phụ mẫu. Và bức tranh ấy được thể hiện đến cực điểm khi tên quan phụ mẫu sướng điên lên vì ù ván bài to thì nhân dân ta phải gánh chịu với cơn cuồng nộ của thiên nhiên cuốn bay tất cả người và của, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Kết truyện đã nói lên lời lên án đanh thép cho thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách nhiệm của quan lại đồng thời nói lên cuộc sống bi kịch, lầm than của người nông dân thời bấy giờ.
Trong “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn không chỉ vạch ra bộ mặt lòng lang dạ thú của quân phụ mẫu mà còn cho thấy tình cảm thảm thương của người dân hộ đê. Thời gian hộ đê là gần một giờ đêm trong cảnh trời mưa tầm tã, đê đang có nguy cơ bị vỡ. Hàng ngàn dân phu đang phải oằn lưng chống đỡ với thiên tai. Người nào người nấy bì bõm dưới bùn lầy, ai cũng ướt như chuột lột. Chao ôi! Tình cảnh mới thảm thương làm sao. Trong khi đó, quan phụ mẫu an nhàn hưởng thụ, không quan tâm dân khổ thế nào. Đến khi đê vỡ, cảnh thảm thương ấy lại càng thảm thương: kẻ thì chết, người thì lênh đênh trên mặt nước, nhà cửa, lúa cá trôi đi hết. Thế mới thấy người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX phải chịu biết bao bất hạnh: thiên tai lũ lụt hành hạ, tầng lớp thống trị đè nén, o ép đến mức vô nhân tính.