Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào?

Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874) diễn ra như
thế nào?

0 bình luận về “Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào?”

  1. Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
    Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 – 12 – 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
    Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
    Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
    Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

    Bình luận
  2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874) diễn ra

    -Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
    -Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21/12 /1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
    -Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
    -Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

    Bình luận

Viết một bình luận